BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ Ở TRẺ: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Đau mắt đỏ ở trẻ nếu không được điều trị đúng sẽ gây viêm loét nhãn cầu, mù lòa. Hãy cùng YoBite tìm hiểu những cách phòng tránh giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này nhé! 

1. Đau mắt đỏ ở trẻ là gì? 

Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng mô trong suốt trên bề mặt bên trong mí mắt và lớp màng bên ngoài mắt bị viêm đỏ. Đau mắt đỏ ở trẻ có thể xảy ra do các loại virus, vi khuẩn, bị dị ứng hay một số nguyên nhân khác gây nên. 

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, bề mặt nhãn cầu sẽ có màu hồng nhạt hoặc đỏ. Mí mắt bị sưng, nhãn cầu bị viêm có chất lỏng chảy ra hoặc đóng thành vảy trên mí mắt. 

Tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ 

2. Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ?

Nhiễm virus: Phần lớn các ca đau mắt đỏ ở trẻ em do virus  Enterovirus và adenovirus gây ra. Bên cạnh đó còn có một số loại virus khác như simplex virus, virus herpes, …

Nhiễm khuẩn: Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumonia,... là một số vi khuẩn phổ biến gây đau mắt đỏ ở trẻ. 

Bị dị ứng: Một số loại phấn hoa, nấm mốc gây dị ứng ở trẻ. Lúc đó, cơ thể trẻ sẽ tạo ra kháng thể immunoglobulin E kích hoạt giải phóng các chất gây viêm, gồm histamine gây ra triệu chứng dị ứng như đau mắt đỏ. 

Tiếp xúc với người đau mắt đỏ: Cơ thể người đau mắt đỏ sẽ chứa những loại virus gây viêm kết mạc. Những loại virus này có thể lây qua trẻ khi tiếp xúc thông thường.

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ 

3. Làm gì khi trẻ bị đau mắt đỏ 

Ngăn chặn sự tái nhiễm 

Đau mắt đỏ do virus, vi khuẩn rất dễ lây truyền thông qua tiếp xúc với người khác cũng đang bị viêm kết mạc. Do đó, ba mẹ tránh cho bé giao tiếp với những người bị đau mắt đỏ. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để ngăn ngừa sự lây nhiễm của nhiễm trùng. 

Đau mắt đỏ ở trẻ do nhiễm virus

Sử dụng thuốc nhỏ mắt 

Trẻ bị đau mắt đỏ, ba mẹ có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt natri clorid 0.9% (nước muối sinh lý) để rửa gỉ mắt hoặc bụi bẩn có trong nhãn cầu của trẻ. Thực hiện nhỏ mắt từ 6-7 lần mỗi ngày sẽ giúp bé thuyên giảm tình trạng đau nhức mắt. 

Đắp khăn ấm cho mắt 

Ba mẹ có thể sử dụng khăn có chất liệu mềm mịn ngâm vào trong nước ấm và vắt ráo nước. Sau đó, đặt khăn nhẹ nhàng lên vùng mắt đau của trẻ, độ ấm của khăn làm tăng khả năng lưu thông máu giúp bé giảm đau đớn, dễ chịu hơn. 

Đắp khăn lạnh cho mắt 

Tương tự, ba mẹ có thể chườm khăn lạnh cho trẻ để làm dịu các vết sưng và giảm thiểu những cơn ngứa do kích ứng gây ra. 

Chế độ ăn uống hợp lý 

Khi bị đau mắt đỏ, trẻ cần có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng cho bé. Mẹ nên chọn những thực phẩm chứa nhiều vitamin, trái cây, rau củ, sữa chua khô,... Đây đều là những thực phẩm bổ dưỡng giúp bé khỏe mạnh chống lại virus, vi khuẩn.

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ đau mắt đỏ 

4. Phòng bệnh đau mắt đỏ cho trẻ

Rửa tay thường xuyên: Vệ sinh tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. 

Rửa tay thường xuyên cho trẻ 

 

Thay vỏ gối định kỳ: Thường xuyên giặt sạch vỏ gối, ga trải giường của người bị viêm kết mạc. Để riêng gối của trẻ bị đau mắt đỏ với những người thân xung quanh. 

Không sử dụng chung khăn: Không đặt khăn của trẻ bị đau mắt đỏ với những người khác. Bên cạnh đó nên thường xuyên giặt khăn với nước ấm hoặc chất tẩy rửa.

Hạn chế dùng tay chạm mắt: Không cho trẻ dùng tay chạm hoặc dụi mắt khi bị nhiễm trùng. 

Hạn chế dùng tay chạm mắt khi trẻ bị viêm kết mạc

5. Kết luận

Hy vọng những cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ ở trẻ  trên đây sẽ giúp bé cải thiện được tình trạng mắt. Nếu bé có những triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn ba mẹ nên đưa bé đến ngay bác sĩ. 

XEM THÊM: