CÁCH GIẢI QUYẾT TRÌNH TRẠNG TRẺ NHỎ BIẾNG ĂN

Biếng ăn là một tình trạng thường thấy ở trẻ gây nên nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách giúp khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ, hãy cùng YoBite tham khảo nhé!

1. Tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ

Biếng ăn là tình trạng mà chúng ta không muốn ăn hoặc ăn ít so với mức tiêu thụ thức ăn bình thường. Đối với trẻ nhỏ, biếng ăn là một trong những vấn đề phổ biến mà các bậc phụ huynh thường gặp phải và có thể gây lo lắng.

Trẻ nhỏ thường hay biếng ăn

Nguyên nhân của biếng ăn có thể đa dạng và phức tạp. Có thể do các nguyên nhân vật lý như bệnh tật, rối loạn ăn uống, hay cảm xúc và tâm lý. Biếng ăn có thể kéo dài trong một khoảng thời gian dài, nên sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của bé.

2. Những nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ nhỏ

Các nguyên nhân về tâm lý và cảm xúc

Bé sẽ rất dễ mắc phải tình trạng biếng ăn nếu trải qua những tình huống căng thẳng, lo lắng hay bất ổn về tâm lý. Hoặc ba mẹ thúc ép trẻ ăn quá mức, điều đó cũng dẫn đến tình trạng không có hứng thú với món ăn. 

Không nên ép trẻ ăn quá nhiều

Ngoài ra, những thay đổi trong cuộc sống như chuyển trường, thay đổi môi trường, hoặc có mặt của một người lạ cũng có thể làm bé cảm thấy không an toàn và không muốn ăn.

Các vấn đề sức khỏe có thể gây ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ

Các vấn đề sức khỏe như cảm lạnh, sốt, viêm họng, viêm tai, hoặc đau răng có thể làm cho bé không cảm thấy thoải mái và không muốn ăn. Ngoài ra, các bệnh lý tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy cũng có thể làm bé không có hứng thú với thức ăn.

Trẻ nhỏ cũng dễ sốt

Các yếu tố môi trường và thói quen ăn uống

Môi trường ăn uống không tốt có thể gây biếng ăn ở trẻ nhỏ. Nếu bé thường xuyên tiếp xúc với các món ăn không lành mạnh hoặc không đủ dinh dưỡng, điều này khiến trẻ không còn hứng thú với những thực phẩm mới nữa.

Hãy cung cấp cho trẻ thực phẩm lành mạnh

Thói quen ăn uống không tốt cũng là một nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ nhỏ. Việc cho bé xem TV hoặc chơi trong điện thoại trong lúc ăn sẽ khiến trẻ không tập trung vào việc ăn, từ đó không muốn thưởng thức các bữa ăn.

3. Cách giải quyết tình trạng biếng ăn của trẻ

Quan sát và ghi nhận thói quen ăn uống của trẻ

Để tránh tình trạng trẻ biếng ăn, bậc cha mẹ hãy quan sát và ghi nhận thói quen ăn uống của các bé. Điều này giúp bậc phụ huynh biết được những món ăn mà bé ưa thích và không thích, thời gian ăn uống và các dấu hiệu cảm xúc.

Xác định nguyên nhân gây biếng ăn và tìm hiểu về sức khỏe của trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn, chẳng hạn như về vấn đề tâm lý, vấn đề sức khỏe hay thói quen ăn uống. Cha mẹ có thể tìm hiểu về sức khỏe của bé bằng cách tư vấn ý kiến của bác sĩ, để có thể xác định được nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp.

Hãy tham khảo sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và đa dạng cho trẻ

Các bà mẹ hãy chuẩn bị thực đơn ăn uống gồm đủ nhóm thực phẩm như rau, quả, thịt, cá, sữa và sản phẩm từ sữa như sữa chua khô hay ngũ cốc. Đồng thời, hãy cho bé thử những món ăn mới và kết hợp với những thực phẩm đa dạng cho bữa ăn của bé.

Lựa chọn và chế biến thực phẩm sao cho hấp dẫn và giàu dinh dưỡng

Trẻ nhỏ không nên ăn những thực phẩm quá nhiều gia vị. Vì vậy, ba mẹ hãy thử những phong cách khác nhau như hấp, luộc, xào hoặc nướng để cho các bé thưởng thức.

Nên chế biến những món ăn ít gia vị

4. Các mẹo giúp khuyến khích trẻ nhỏ ăn ngon miệng

Chuẩn bị những món ăn bắt mắt

Những món ăn đầy màu sắc sẽ thu hút các bé thưởng thức. Bố mẹ hãy chế biến và chuẩn bị các món ăn có màu sắc, hình dạng hấp dẫn để tạo sự đa dạng và hấp dẫn cho bữa ăn của bé.

Cùng trẻ lựa thực phẩm

Để khuyến khích bé ăn ngon miệng, hãy cùng trẻ lựa chọn các loại thực phẩm trong thực đơn. Việc tham gia vào quyết định sẽ làm cho bé cảm thấy tự tin hơn và có thêm hứng thú khi thưởng thức bữa ăn.

Hãy cho bé tham gia vào khâu nấu ăn

Cho bé ăn trong khung giờ cố định

Thực hiện chế độ ăn uống đều đặn và cho bé ăn trong khung giờ cố định là một trong những mẹo quan trọng giúp bé ăn ngon miệng. Đồng hồ chuông báo giờ ăn và cố định thời gian bữa ăn giúp bé biết khi nào là lúc ăn và giúp bé chuẩn bị tinh thần sẵn sàng thưởng thức bữa ăn.

5. Cách xử lý khi trẻ nhỏ từ chối ăn

Không ép buộc và tạo áp lực lên trẻ

Việc ép buộc bé ăn có thể làm cho bé cảm thấy căng thẳng và không thoải mái trong quá trình ăn uống. Thay vào đó, hãy cho bé tự quyết định khi nào muốn ăn và bao giờ muốn dừng ăn. Điều này giúp bé cảm thấy thoải mái và tự tin hơn trong việc thưởng thức bữa ăn.

Khuyến khích bé tự quyết định món ăn

Tạo sự thoải mái và niềm vui trong quá trình ăn uống

Bố mẹ hãy tạo môi trường ăn uống thoải mái và vui vẻ, không gây căng thẳng hay cạnh tranh với bé. Đồng thời, hãy tạo các trò chơi hoặc hoạt động vui nhộn trong quá trình ăn, và đảm bảo bé cảm thấy thoải mái và an lành khi ngồi bữa.

XEM THÊM: