MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI CHO BÉ ĂN DẶM
Ăn dặm là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển dinh dưỡng của bé. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thường gặp số khó khăn khi cho trẻ ăn dặm. Hãy cùng YoBite khắc phục những sai lầm này qua bài viết bên dưới nhé!
1. Bắt đầu ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn
Nếu trẻ bắt đầu ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng), bé sẽ rất dễ sặc thức ăn hoặc nghẹn, gây khó khăn cho việc hô hấp của trẻ nhỏ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn dặm quá sớm không giúp ngủ ngon hơn hay nhận thêm dưỡng chất từ những bữa ăn dặm.
Trẻ 6 tháng là đã có thể bắt đầu ăn dặm
Trì hoãn ăn dặm đến sau 6 tháng tuổi có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của bé, vì sữa mẹ và sữa công thức không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng lớn của trẻ lúc này. Đồng thời, bé có khả năng bị thiếu chất sắt và phản kháng với nguồn thực phẩm nếu bắt đầu ăn dặm quá trễ.
Do đó, việc bắt đầu ăn dặm đúng thời điểm giúp trẻ nhỏ phát triển kỹ năng nhai và nuốt, cũng như khám phá vị giác và thực phẩm mới. Thời điểm lý tưởng để bé yêu bắt đầu ăn dặm sẽ rơi khoảng từ 6 tháng tuổi.
2. Chọn sai thức ăn cho bé
Việc chọn sai thực phẩm sẽ khiến bé chán ăn và phản kháng. Điều này khiến bé không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng. Do đó, mẹ hãy lựa chọn nguồn thực phẩm dựa trên những lựa chọn ưa thích của bé để trẻ nhỏ có thể kích thích vị giác.
Hãy để trẻ lựa chọn thực phẩm
Mẹ hãy chọn nguồn rau và quả tươi, chín mọng và giàu dinh dưỡng như cà rốt, bí đỏ, khoai lang, táo, chuối, lê, nho, và dưa hấu. Khi bé đã sẵn sàng, mẹ hãy chọn những loại thịt ít mỡ như thịt gà, thịt bò hay cá hấp. Mẹ nên đảm bảo chúng được nấu chín và xay nhuyễn trước khi cho bé ăn.
Sữa chua khô là một món ăn dặm lý tưởng cho bé
Mẹ hãy chọn những ngũ cốc giàu chất xơ, không chứa đường và được chế biến dành riêng cho trẻ. Nếu bé không bị dị ứng sữa, bạn có thể cho bé tiếp tục uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Ngoài ra, viên sữa chua khô dễ cầm, nắm, giúp bé dễ dàng thưởng thức mà còn đem lại nhiều dưỡng chất.
3. Điều chỉnh sai tốc độ và kết cấu thức ăn
Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi, mẹ hãy bắt đầu với bột loãng để trẻ làm quen với kết cấu món ăn. Mẹ nên sử dụng muỗng nhỏ hoặc đũa baby và quan sát để bé có trải nghiệm ăn tốt nhất.
Sau đó, với trẻ từ 7-9 tháng tuổi, mẹ hãy chuyển sang những món ăn được nghiền nhuyễn như cà rốt, bí đỏ, khoai lang để trẻ được kích thích vị giác. Những thức ăn có cấu trúc dày hơn như bột ngũ cốc thêm ít nước hoặc sữa là món ăn lý tưởng để trẻ có thể thưởng thức.
Tuỳ theo độ tuổi mà trẻ cần ăn những thực phẩm khác nhau
Trẻ từ 9-12 tháng tuổi đã có khả năng nhai thức ăn tốt hơn. Bạn có thể tăng cường độ dày và kết cấu của thức ăn như thịt, cá hoặc rau củ quả được cắt lát để bé được tò mò với những thực phẩm mới lạ.
4. Bỏ qua việc thực hiện những bước chuẩn bị và vệ sinh
Nếu phụ huynh không rửa sạch dụng cụ chế biến thức ăn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trẻ nhỏ sẽ gặp những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hoá. Do đó, mẹ hãy chọn những loại thực phẩm tươi ngon, chất lượng và rửa sạch sản phẩm trước khi sử dụng.
5. Hâm lại đồ ăn nhiều lần
Khi được hâm lại nhiều lần, thức ăn có thể mất đi hương vị và chất dinh dưỡng vốn có. Món ăn có thể không còn tươi ngon như ban đầu, khiến bé phản kháng và từ chối trải nghiệm ăn. Do đó, mẹ hãy chia nhỏ những phần ăn để tránh lãng phí và đảm bảo bé được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Tránh sử dụng thức ăn cũ cho bé ăn
6. Cho bé ăn quá mặn
Muối là nguồn chính của natri trong thức ăn. Tuy nhiên, nếu nồng độ natri trong cơ thể quá lớn, thận và huyết áp của bé sẽ gây căng thẳng, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Bé quá quen với việc ăn mặn sẽ gây khó khăn trong việc thay đổi khẩu vị và lựa chọn thực phẩm khác nhau.
Hãy hạn chế thêm muối vào món ăn của bé
7. Quá ưu tiên chất đạm
Chất đạm là một thành phần quan trọng trong cơ thể, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều chất đạm có thể tạo áp lực lên hệ thống thận của bé. Đồng thời, việc thêm quá nhiều chất đạm trong chế độ ăn dặm có thể làm cho quá trình tiêu hóa của bé trở nên khó khăn.
Mẹ hãy cung cấp nhiều nhóm dinh dưỡng cho bé
Để tránh sai lầm này, mẹ hãy cung cấp đủ nhóm chất dinh dưỡng gồm đạm, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ cũng có thể tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh lượng đạm trong khẩu phần ăn của bé yêu.
Kết luận
Để trẻ ăn dặm trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn, mẹ phải hiểu rõ một số nguyên tắc cơ bản. Thời điểm lý tưởng để cho bé ăn dặm là 6 tháng tuổi, vì vậy mẹ hãy lựa chọn nguồn nguyên liệu tươi, ngon, giàu dinh dưỡng để trẻ được phát triển toàn diện.
Đồng thời, hãy rửa sạch nguyên liệu và dụng cụ để bé có nhiều trải nghiệm tốt trong việc ăn thực phẩm mới lạ. Mẹ hãy bắt đầu bằng những thực phẩm xay nhuyễn, sau đó thay đổi thành những thực phẩm có kết cấu rắn để trẻ phát triển kỹ năng nhai và nuốt.