TÌM HIỂU VỀ TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN ĂN UỐNG CỦA TRẺ
Rối loạn ăn uống không chỉ dừng lại ở việc bé chán ăn mà còn là tình trạng ăn uống không kiểm soát, khiến bé ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn tinh thần. Hãy cùng YoBite tìm hiểu có những chứng rối loạn ăn uống nào qua bài viết sau nhé!
1. Tình trạng rối loạn ăn uống của trẻ nhỏ hiện nay
Ngày nay, trẻ ngày càng tiếp xúc nhiều với những thực phẩm không lành mạnh, ít chất xơ, giàu đường và chất béo. Điều này khiến bé luôn đòi hỏi thực phẩm không tốt cho sức khỏe và gây nên chứng rối loạn ăn uống.
Thêm vào đó, nhiều bé phải chịu áp lực từ thành tích trên trường, mâu thuẫn gia đình,... nên đã để lại nhiều dấu ấn không tốt trong tâm hồn trẻ nhỏ. Những lý do trên tác động trực tiếp đến tâm lý của bé, khiến bé có hành vi hoặc thói quen ăn uống bất thường.
Trẻ nhỏ dễ mắc phải rối loạn ăn uống
Ngoài ra, nhiều phụ huynh chưa trang bị đủ về kiến thức dinh dưỡng nên các bữa ăn được cung cấp thường không đủ dưỡng chất cho bé. Đồng thời, cuộc sống bận rộn khiến nhiều gia đình thay đổi lối sống bằng cách ăn thực phẩm ở ngoài nên không đảm bảo cho chế độ ăn uống của trẻ.
2. Các dạng rối loạn ăn uống phổ biến ở trẻ
Rối loạn ăn mất ngon miệng (ARFID)
ARFID là một dạng rối loạn ăn uống mà trẻ gặp khó khăn hoặc từ chối ăn uống. Bé có thể không thích ăn vì vị, mùi, cảm giác, hay màu sắc hoặc có dấu hiệu sợ hãi, căng thẳng khi ăn vì sẽ dẫn đến những hiệu quả nguy hiểm như nôn.
Bệnh chọn lọc ăn kiêng (Picky eating)
Trẻ nhỏ thường có xu hướng ưa thích những thực phẩm quen thuộc và từ chối thử những món ăn mới lạ do cảm giác không quen và không biết vị. Hoặc bé ăn phải thực phẩm có mùi vị không dễ chịu, nên dần không muốn trải nghiệm những thực phẩm tương tự.
Bé biếng ăn vì đã quen với những món quen thuộc
Bệnh chọn lọc ăn kiêng còn đến từ áp lực phụ huynh, khi ba mẹ luôn ép bé phải ăn những thứ mà trẻ không thích, khiến bé cảm thấy bất an và lo ngại khi muốn thử món ăn mới.
Bệnh truyền nhiễm qua đường miệng (Rumination disorder)
Rối loạn nhai lại (Rumination disorder) thường xảy ra ở những trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ. Tình trạng này xuất hiện khi bé bị co giật cơ bụng sau khi ăn uống, sau đó đẩy thức ăn từ dạ dày lên miệng để nhai lại. Thông thường nhiều bé sẽ nuốt phần thức ăn này, nhưng một số bé sẽ nhổ ra.
Nguyên nhân chính của bệnh truyền nhiễm qua đường miệng này chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu này trong vòng 1 tháng, thì bé được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn nhai lại.
Rối loạn ăn uống do tâm lý (Eating disorder)
Thông thường, bệnh rối loạn ăn uống thường xảy ra với người từ chối ăn uống để giữ cân nặng ở mức thấp. Họ thường xem mình là béo phì dù thực tế đã rất gầy và không có đủ dư thừa mỡ. Vậy nên chứng rối loạn này gây nên nhiều vấn đề đến sức khoẻ và cơ thể chúng ta.
Có nhiều loại rối loạn ăn uống do tâm lý
Bệnh loạn ăn mất kiểm soát (Binge eating disorder) xảy ra khi họ tiêu thụ lượng lớn thức ăn một cách không kiểm soát trong thời gian ngắn. Những người này có xu hướng ăn nhanh chóng mặc dù họ đã ý thức và xấu hổ với những hành vi của mình nhưng không thể ngừng lại.
3. Nguyên nhân và yếu tố gây ra rối loạn ăn uống ở trẻ
Yếu tố văn hóa và gia đình
Xã hội luôn đặt trẻ trong định kiến về vẻ đẹp không thực tế, khiến bé dần lo lắng và áp lực về hình dáng và cân nặng. Ngoài ra, các cuộc xung đột gia đình, stress hay môi trường không thoải mái trong gia đình cũng góp phần vào việc phát triển rối loạn ăn uống ở trẻ.
Yếu tố tâm lý và môi trường
Các bé cũng có thể bị căng thẳng, bất ổn trong tâm lý nên thường xảy ra tình trạng rối loạn ăn uống. Ngoài ra, một số trẻ bị ép ăn, hay trêu chọc về cân nặng cũng ảnh hưởng đáng kể đến thói quen tiếp cận với thức ăn, dẫn đến rối loạn ăn uống.
Không nên ép buộc trẻ ăn
Yếu tố sức khỏe
Một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc, có thể gây ra thay đổi trong ăn uống của trẻ. Hay với trẻ đã có tiền sử về các vấn đề tiêu hoá, cũng dẫn đến trải nghiệm ăn không tốt cho bé.
4. Các dấu hiệu nhận biết rối loạn ăn uống ở trẻ
Thay đổi trong hành vi ăn uống
Hầu hết các bé mắc chứng rối loạn ăn uống sẽ từ chối ăn dù có đói hay không. Trẻ cũng có những dấu hiệu khác như ăn nhanh chóng, ăn chậm hơn so với bình thường hoặc giấu thức ăn, trốn khỏi các bữa ăn để không phải ăn.
Tăng giảm cân đột ngột
Một dấu hiệu khác của rối loạn ăn uống ở trẻ là sự thay đổi trong cân nặng. Trẻ có thể trở nên gầy hơn hoặc tăng cân đột ngột mà không có lý do rõ ràng. Sự biến đổi nhanh chóng về cân nặng có thể là một dấu hiệu cảnh báo về sự xuất hiện của rối loạn ăn uống.
Không nên khuyến khích trẻ giảm cân
Sự tác động của rối loạn ăn uống đến tâm lý và sức khỏe tổng quát
Trẻ trở nên lo lắng, tự ti và trách bản thân về cân nặng và hình dáng cơ thể của bản thân. Từ đó, trẻ sẽ căng thẳng khi ăn, thiếu dinh dưỡng và suy giảm năng lượng cũng như hiệu suất học tập. Nếu nặng hơn, rối loạn ăn uống còn khiến bé rơi vào trạng thái trầm cảm và tự kỷ.
5. Cách giúp trẻ vượt qua rối loạn ăn uống
Xây dựng môi trường ăn uống tích cực và thoải mái cho trẻ
Phụ huynh hãy tạo môi trường ăn uống thoải mái bằng cách tránh ép bé ăn uống hay quá quan tâm đến cân nặng của bé. Đồng thời, hãy tôn trọng sự đa dạng về thân thể khiến bé nhận thức được giá trị thực sự của bản thân.
Áp dụng các phương pháp và kỹ thuật thay đổi hành vi ăn uống
Thói quen ăn uống lành mạnh và đúng cách cũng giúp bé hiểu được những giá trị về dinh dưỡng. Để trẻ giảm bớt căng thẳng, hãy khuyến khích bé tham gia các hoạt động như yoga, thể thao để rèn luyện sức khỏe và giảm căng thẳng để bữa ăn trở nên ngon miệng hơn.
Mẹ có thể cho bé thưởng thức thực phẩm mới như sữa chua khô YoBite. Thực phẩm ngon miệng này cung cấp probiotics - lợi khuẩn cho đường ruột trẻ nhỏ. Vị ngọt thanh cùng hơi chua chua từ sữa lên men từ viên sữa chua khô còn kích thích bé tò mò hơn trong việc ăn thực phẩm mới.
Trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể ăn sữa chua khô
Tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia và các nguồn tư vấn chuyên môn
Chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ sẽ là người đưa ra những giải pháp phù hợp cho từng tình trạng và sức khoẻ hiện tại của bé. Mẹ cũng có thể tham gia vào các cộng đồng trên mạng xã hội để lắng nghe những chia sẻ từ những người có kinh nghiệm trong việc chăm trẻ nhỏ.
6. Tổng kết
Nếu không phát hiện và giải quyết kịp thời, việc rối loạn ăn uống sẽ trở thành áp lực cho chính trẻ nhỏ. Phụ huynh cần tạo môi trường thoải mái, không ép bé ăn và tìm đến những chuyên gia dinh dưỡng để trẻ có những trải nghiệm ăn tốt nhất.