Trẻ bị mẩn ngứa ngoài da có thể đến từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan: dị ứng, các bệnh lý nền hoặc côn trùng. Điều này gây nên nhiều nỗi lo ngại của cha mẹ về sức khỏe của trẻ nhỏ, hãy cùng Yobite tìm hiểu cụ thể 10 nguyên nhân gây mẩn ngứa ngoài da trên trẻ và cách điều trị nhé:
1. Trẻ bị mẩn ngứa do dị ứng thuốc
Một số loại thuốc uống có thể gây dị ứng ở trẻ nhỏ, đặc biệt nếu bé có dị ứng thuốc tương tự như các bậc phụ huynh, dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, sốt và phát ban kèm theo mẩn ngứa. Bên cạnh đó, các thành phần trong một số loại kem bôi da cũng có thể là tác nhân gây ra tình trạng mẩn ngứa, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ em.
2. Mẩn ngứa do bị nhiễm giun sán
Một số loại ký sinh trùng như giun sán có thể gây nhiễm trong đường ruột, dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, sốt và buồn nôn. Ở một số trẻ, còn có thể xuất hiện tình trạng mẩn ngứa trên da do sự phát triển của các loại ký sinh này.
Mẩn ngứa do nhiều bệnh lí ở trẻ
3. Mẩn ngứa do ứ đọng độc tố từ gan của trẻ
Ở độ tuổi của trẻ, chức năng gan không hoạt động mạnh như người lớn, quá trình chuyển hóa và đào thải độc tố gặp khó khăn.
Các chất từ thực phẩm không kịp chuyển hóa và độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể, nếu không được loại bỏ hiệu quả kịp thời, có thể gây ra tình trạng nóng trong. Điều này khiến nhiệt độc phát tán qua da, dẫn đến mẩn ngứa và bong tróc da.
4. Mẩn ngứa do nổi mề đay
Mề đay là một loại phát ban gây ngứa, có thể xuất hiện ở một số vùng trên cơ thể hoặc lan rộng.
Nguyên nhân gây mề đay thường là do tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như phấn hoa, lông thú cưng. Ngoài ra, nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm cũng có thể dẫn đến tình trạng mề đay ở trẻ em
5. Mẩn ngứa do bệnh viêm da dị ứng
Sự thay đổi nhiệt độ hoặc độ ẩm đột ngột, đặc biệt trong thời tiết lạnh, có thể làm da trẻ bị kích ứng, dẫn đến tình trạng mẩn ngứa và khó chịu.
Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ yếu tố di truyền trong gia đình, cơ địa nhạy cảm bẩm sinh dễ bị dị ứng, hoặc do tác động của sự thay đổi thời tiết.
6. Mẩn ngứa do bệnh ghẻ
Ghẻ là một bệnh da liễu dễ lây lan, gây ngứa ngáy nghiêm trọng. Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua quần áo, chăn chiếu có trứng ghẻ hoặc cái ghẻ.
Triệu chứng thường gặp là các mảng đỏ trên da, đặc biệt ở lòng bàn tay và bàn chân. Ở trẻ sơ sinh, mụn nước thường xuất hiện ở lòng bàn chân.
Mẩn ngứa do bệnh ghẻ
7. Mẩn ngứa do bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến và dễ lây lan ở trẻ nhỏ, gây loét miệng cùng với các đốm và mụn nước xuất hiện trên lòng bàn tay và bàn chân.
Sau khi nhiễm, hệ miễn dịch của trẻ sẽ tự kích hoạt để chống lại virus. Trong trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau 7-10 ngày, nhưng trẻ vẫn có nguy cơ tái nhiễm nhiều lần.
8. Trẻ bị mẩn ngứa do quần áo không phù hợp
Quần áo với chất liệu vải cứng, hoặc quần áo không được giặt sạch sẽ cũng có thể gây kích ứng da.
9. Mẩn ngứa do côn trùng
Các loại côn trùng như muỗi, bọ chét, kiến có thể gây ra các vết cắn khiến trẻ ngứa ngáy.
Mẩn ngứa do côn trùng cắn
10. Mẩn ngứa do mồ hôi
Trẻ em ra nhiều mồ hôi vào ngày oi bức, quần áo chật có thể gây bít tắc lỗ chân lông, gây kích ứng da và mẩn ngứa.
Cách điều trị bệnh mẩn ngứa ở trẻ:
- Để điều trị mẩn ngứa ở trẻ, có thể áp dụng một số phương pháp hiệu quả. Đầu tiên, thoa kem dưỡng ẩm để làm dịu da khô và giảm ngứa.
- Tắm bằng nước ấm với sữa tắm dịu nhẹ giúp làm sạch da mà không kích ứng
- Mặc quần áo cotton thoáng mát, rộng rãi cũng giúp giảm kích ứng.
- Tăng cường hệ miễn dịch với chế độ dinh dưỡng cân đối và bổ sung vitamin giúp phòng ngừa mẩn ngứa tái phát.
- Nếu triệu chứng kéo dài, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn thêm.
Để có thể nâng cao hệ miễn dịch của trẻ chống chọi lại các bệnh lí liên quan đến da, các bậc cha mẹ hãy bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt vỡi trẻ sơ sinh. Vì thế, hãy tham khảo các sản phẩm bột ăn dặm của Yobite chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, hỗ trợ tiêu hóa và cho trẻ ăn dặm rất bổ dưỡng nhé.