6 thói quen xấu khi ăn của trẻ cần khắc phục

Để xây dựng cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh và lịch sử, các mẹ hãy cùng YoBite tìm hiểu một số thói quen xấu khi ăn của trẻ để tìm cách khắc phục kịp thời nhé! 

1. Chê đồ ăn 

Một thói quen xấu khi ở trẻ cần khắc phục đó là chê đồ ăn. Nhiều trẻ khi trong bữa ăn không có món mình yêu thích sẽ cảm thấy khó chịu, không vui ra mặt, tỏ thái độ chê đồ ăn, hờn dỗi và không muốn ăn. Bố mẹ nên dạy bé biết ơn và trân trọng đồ ăn mà người khác đã nấu.

thoi-quen-xau-khi-an-cua-tre-1Thói quen xấu khi ăn của trẻ là chê đồ ăn 

2. Bới tung đồ ăn 

Nhiều trẻ kén ăn có thói quen bới tung đồ ăn để chọn các miếng ngon vô tình điều này làm hình thành thói quen xấu khi ăn ở trẻ. Việc bới đồ ăn như vậy là hành động không lịch sự, tôn trọng người khác, làm cho dĩa thức ăn lộn xộn khiến người khác cảm thấy không thoải mái và không còn ăn ngon miệng. Chính vì vậy, mẹ nên dạy cho bé dùng đũa, muỗng đúng cách và ăn uống lịch sự khi còn nhỏ. 

3. Nhìn chăm chăm vào món mình thích 

Một số phụ huynh thấy con yêu thích một món ăn nào đó sẽ làm cho con thường xuyên và nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này có thể tạo ra thói quen xấu khi ăn ở trẻ. Trẻ sẽ chỉ tập trung nhìn chăm chăm vào món ăn mình thích và bỏ qua các món khác. Việc này dẫn đến sự thiếu cân bằng dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các bé. 

4. Mút ngón tay 

Mút ngón tay là thói quen xấu khi ăn ở trẻ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc răng. Việc mút ngón tay trong thời gian dài có thể dẫn đến lệch răng, lệch khớp cắn. Bên cạnh đó, mút ngón tay thường xuyên không chỉ mất vệ sinh mà còn tạo ra những vết chai tay, dễ bị nấm tay, nổi đỏ. 

thoi-quen-xau-khi-an-cua-tre-2Thói quen xấu khi ăn của trẻ mút ngón tay

5. Vừa ăn vừa xem 

Một thói quen xấu khi ăn ở trẻ thường gặp đó là vừa ăn vừa xem. Khi ăn, não trẻ cần chi phối tốt dạ dày và đường ruột để tiến hành tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Nếu trẻ vừa ăn vừa xem phim, đọc sách sẽ làm cho lượng máu đưa đến dạ dày hạn chế và giảm sút gây ảnh hưởng đến các chức năng dạ dày, đường ruột gây suy giảm trí nhớ và hại dạ dày. Vì vậy, mẹ không nên cho trẻ vừa ăn vừa đọc xem. 

thoi-quen-xau-khi-an-cua-tre-3Thói quen xấu khi ăn của trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại

6. Ăn vội vàng 

Nhiều trẻ có thói quen xấu khi ăn đó là ăn quá nhanh, chưa kịp nhai kĩ đã nuốt. Việc này khiến dạ dày trẻ làm việc với tần suất cao để co bóp, nghiền nát thức ăn. Nếu tình trạng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn gây nên các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và các bệnh đường ruột khác. Bố mẹ nên khuyến khích con ăn chậm nhai kỹ để ruột và dạ dày có thời gian tiết dịch tiêu hóa, tiêu hóa và hấp thụ tốt các thức ăn.

7. Kết luận 

Việc khắc phục những thói quen xấu khi ăn ở trẻ không chỉ giúp cải thiện chế độ ăn uống mà còn tạo ra môi trường bữa ăn tích cực và lành mạnh.