Tình trạng biếng ăn là vấn đề rất phổ biến ở trẻ em, khiến nhiều bậc phụ huynh không ngừng lo lắng. Cùng YoBite tìm hiểu đâu là nguyên nhân và những “mẹo” giúp phụ huynh khắc phục tình trạng biếng ăn qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tình trạng biếng ăn ở trẻ em
Nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé không còn thích thú khi ăn nữa. Những tác động bên ngoài như thay đổi môi trường sống, việc chuyển đổi từ sữa mẹ sang thức ăn cố định, hay các vấn đề sức khoẻ như bệnh lý đường tiêu hoá, rối loạn dinh dưỡng… đều ảnh hưởng đến tâm lý trẻ và dẫn đến biếng ăn.
Ngày nay tình trạng trẻ biếng ăn khá phổ biến
Các triệu chứng của trẻ biếng ăn
Để nhận biết liệu con bạn có đang gặp vấn đề về biếng ăn, bạn có thể chú ý đến các dấu hiệu sau đây:
- Từ chối ăn hoặc không có hứng thú với thức ăn: Trẻ có thể từ chối ăn một số loại thực phẩm hoặc không muốn ăn.
- Giảm lượng thức ăn tiêu thụ: Trẻ chỉ ăn một lượng thực phẩm rất ít hoặc giảm dần lượng thức ăn tiêu thụ trong một thời gian dài.
- Thay đổi về cân nặng và chiều cao: Trẻ có thể không đạt được cân nặng và chiều cao phù hợp cho tuổi của mình.
- Các vấn đề về sức khỏe: Các vấn đề sức khỏe thường thấy như ốm yếu, suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin và khoáng chất, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.
Tác động tiêu cực của biếng ăn đối với sức khỏe của trẻ
Việc để trẻ biếng ăn dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của bé. Bé sẽ thiếu hụt nhiều dưỡng chất quan trọng như protein, vitamin và khoáng chất, chất béo,… khiến bé bị thiếu hụt dinh dưỡng. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch ở trẻ.
Trẻ biếng ăn còn ảnh hưởng nhiều đến vấn đề tâm lý
Trẻ biếng ăn thường dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, làm giảm cân nặng và kích thước ở trẻ. Thiếu thực phẩm còn làm giảm sự hoạt động và năng lực vận động, khiến trẻ có nhiều mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng học tập, vui chơi và tương tác xã hội.
2. Cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ em
Điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen ăn uống
Trẻ con thường thích những màu sắc sặc sỡ. Vì vậy, cha mẹ nên chuẩn bị những món ăn đầy màu sắc và đa dạng hương vị, dinh dưỡng để kích thích khẩu vị của trẻ. Cha mẹ cũng nên thiết lập thời gian ăn uống đều đặn hàng ngày để trẻ có thể thích nghi và đáp ứng tốt với chu kỳ ăn uống.
Thói quen ăn uống rất quan trọng với trẻ nhỏ
Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ
Việc chọn ra nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng rất quan trọng với trẻ nhỏ. Cha mẹ nên lựa chọn các thực phẩm như trái cây tươi, rau xanh, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa như sữa chua khô. Như vậy, trẻ mới được bảo đảm cung cấp đủ canxi, sắt, vitamin và khoáng chất cần thiết.
Cha mẹ nên để ý lượng calo mà bé tiêu thụ hàng ngày
Biếng ăn còn có thể đến từ việc ăn uống quá mức. Vì vậy, cha mẹ nên theo dõi lượng calo cần thiết nạp vào cơ thể trẻ hàng ngày. Bậc phụ huynh có thể tham khảo bảng chỉ số dinh dưỡng hoặc đồng hành cùng bác sĩ chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra khẩu phần ăn hợp lý nhất cho bé.
Tạo không gian ăn uống thoải mái và vui vẻ
Trẻ nhỏ cần có một không gian ăn uống thoải mái, yên tĩnh, không có các yếu tố gây phân tâm như TV, điện thoại hay đồ chơi. Như vậy, trẻ sẽ tập trung vào bữa ăn và cảm nhận mùi vị của thực phẩm. Đồng thời, không nên ép buộc hoặc phạt trẻ khi không ăn và khuyến khích trẻ em tự chọn loại thực phẩm bé yêu thích để bé được thoải mái nhất.
Trẻ nhỏ cần không gian để vui chơi
Kích thích khẩu vị của trẻ thông qua các hoạt động thú vị
Kích thích khẩu vị của trẻ là điều vô cùng quan trọng. Cha mẹ có thể nấu ăn, trang trí món ăn cùng bé để trẻ có thêm hứng thú với thực phẩm. Với những bé nhỏ tuổi, các hoạt động như rửa rau, khuấy bột sẽ giúp bé cảm thấy hào hứng và tò mò với thực phẩm.
Trẻ nhỏ cần nhiều hoạt động vui chơi cùng ba mẹ
Thứ bảy và Chủ nhật là những ngày cha mẹ có thể tận dụng để vui chơi cùng bé. Phụ huynh có thể đi dã ngoại, đi dạo, hay chơi thể thao cũng giúp khẩu vị của bé. Hoạt động ngoài trời không những giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn và đói hơn mà trẻ còn được vận động.
3. Những loại thực phẩm tốt cho trẻ biếng ăn
- Trái cây: Trẻ có thể thưởng thức các loại trái cây như xoài, dưa hấu, dưa gang, cam, táo,… Có thể cắt trái cây thành những miếng nhỏ, hoặc làm sinh tố để trẻ thấy thích thú hơn.
- Rau củ: Có thể cung cấp cho trẻ những loại rau củ như bắp cải, cà rốt, cải bó xôi, rau muống, rau cải xoăn, bí đỏ,… để bé phát triển toàn diện.
- Thịt và cá: Thịt và cá là nguồn cung cấp protein, sắt, kẽm để bé phát triển. Vì vậy, cha mẹ có thể chế biến thịt và cá thành các món ăn như nướng, xào, hay hầm để trẻ có thêm lựa chọn.
- Sữa và sản phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua tươi hay sữa chua khô là nguồn cung cấp protein, canxi,… Đặc biệt là thưởng thức sữa chua sấy còn tạo cảm giác ngon miệng và tạo thói quen ăn dặm ở trẻ.
4. Kết luận
Tình trạng biếng ăn ở trẻ em là một vấn đề thường gặp và đáng lo ngại. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có thể áp dụng các giải pháp trên để khắc phục vấn đề này. Bên cạnh đó, việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất và các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ cũng là cách giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe tâm lý.