Trẻ giật mình khi ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trong thời gian đầu đời, trẻ sơ sinh sẽ dành hết thời gian để ngủ. Tuy nhiên nhiều trẻ giật mình khi ngủ khiến các mẹ vô cùng lo lắng. Hãy cùng YoBite đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhé! 

1. Nguyên nhân trẻ giật mình khi ngủ

Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh thường sẽ dành hầu hết thời gian cho giấc ngủ để cơ thể có thể phát triển và thích nghi với môi trường mới. Mặc dù nhiều mẹ đã tạo điều kiện cho bé ngủ ngon giấc nhưng chất lượng giấc ngủ của mẹ vẫn bị ảnh hưởng và thường xuyên giật mình tỉnh dậy. Điều này xảy ra có thể do một số nguyên nhân sau: 

  • Phản xạ tự nhiên: Khi vừa chào đời, bé phải chuyển từ môi trường an toàn trong bụng mẹ ra thế giới bên ngoài. Để bảo vệ bản thân, trẻ sơ sinh phát triển một số phản xạ tự nhiên. Một hiện tượng bình thường là trẻ giật mình khi ngủ. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh được chia thành hai loại: giấc ngủ nông và giấc ngủ sâu. Trong giấc ngủ nông, bé thường có các hành động như vặn mình, giật mình, và thậm chí là rên rỉ. Nhịp thở của bé trong giai đoạn này thường không đều và chu kỳ ngủ chỉ kéo dài khoảng 50 phút, khác với người lớn (90-100 phút), nên bé dễ thức dậy hơn. Điều này cũng khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị đột tử khi ngủ (SIDS). Nhiều nghiên cứu cho thấy những bé gặp nguy cơ đột tử thường khó thức tỉnh trong giai đoạn ngủ nông. Vì vậy, cha mẹ đừng quá lo lắng khi thấy bé hay giật mình và thức dậy nhé!
  • Tiếng ồn từ môi trường: Trẻ sơ sinh thường nhạy cảm với những âm thanh xung quanh dù là âm thanh nhỏ nhất. Nên khi bé nghe được âm thanh, tiếng ồn lớn từ bên ngoài sẽ khiến trẻ giật mình khi ngủ, ngủ ít, khó chịu và khóc lớn. 

tre-giat-minh-khi-ngu-1Trẻ giật mình khi ngủ do các nguyên nhân sinh lý

  • Các bệnh lý: Một số trẻ giật mình khi ngủ có thể do các bệnh lý như viêm họng, thiếu máu, bệnh tim, còi xương,…. gây kích thích khi ngủ khiến trẻ giật mình.

2. Làm thế nào để khắc phục tình trạng trẻ giật mình khi ngủ?

  • Tạo không gian yên tĩnh: Bố mẹ nên tạo không gian ngủ yên tĩnh cho bé, nơi có ánh sáng dịu, nhiệt độ phù hợp, không ẩm mốc, mùi lạ để bé cảm thấy được dễ chịu khi ngủ. 
  • Đặt trẻ xuống đúng cách: Việc giữ trẻ càng lâu sẽ càng tốt cho bố mẹ khi đặt trẻ xuống. Khi để bé xuống nệm, bố mẹ chỉ cần nhẹ nhàng thả trẻ xuống là lưng bé đã chạm vào nệm. Việc làm này sẽ giúp bé không cảm giác bị ngã và thức giấc.
  • Quấn khăn cho bé: Bố mẹ nên quấn khăn cho bé để hạn chế những chuyển động của em bé, giúp tay chân của con co lại giống như tư thế khi đang ở trong bụng mẹ. Đây là một cách làm phổ biến để tạo cảm giác an toàn cho trẻ sơ sinh. 
  • Cho bé vận động: Mẹ có thể giúp bé phát triển kỹ năng vận động bằng cách cho bé nằm ngửa và thực hiện các động tác duỗi chân, tay, xoa bụng để giúp mạch máu lưu thông tốt hơn, bé ngủ ngon và sâu hơn. 

tre-giat-minh-khi-ngu-2Đặt trẻ xuống nhẹ nhàng để tránh trẻ giật mình khi ngủ

3. Kết luận 

Hy vọng những kiến thức về vấn đề trẻ giật mình khi ngủ sẽ giúp ích cho các bố mẹ trong việc chăm sóc con. Việc nhận biết những nguyên nhân sẽ giúp bố mẹ có những cách xử lý hợp lý cho trẻ.