Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là một công việc quan trọng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và bảo vệ sức khỏe của trẻ trong những tuần đầu sau khi sinh. Trong bài viết này, YoBite sẽ cung cấp cho mẹ về kiến thức cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách. 

1. Vì sao cần phải chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh?

Dây rốn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai nhi khi bé còn trong bụng mẹ. Sau khi trẻ chào đời, dây rốn không còn cần thiết và sẽ được bác sĩ cắt bỏ. Phần cuống rốn còn lại thường sẽ rụng sau khoảng 1-3 tuần tùy vào cơ địa của từng bé. Trong thời gian này, chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là rất cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng, giúp cuống rốn nhanh lành và rụng tự nhiên.

Nếu không vệ sinh rốn đúng cách, trẻ có thể bị nhiễm trùng rốn – một tình trạng nguy hiểm có thể gây nhiễm trùng huyết hoặc dẫn đến uốn ván rốn. Cả hai biến chứng này đều đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, việc nắm vững cách chăm sóc rốn cho trẻ là điều mà mọi bậc phụ huynh cần trang bị.

cham-soc-ron-cho-tre-so-sinh-an-toan-tai-nha-1  Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

2. Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, áp dụng cho cả trường hợp cuống rốn chưa rụng và sau khi rốn đã rụng nhưng còn tiết dịch.

Chuẩn bị dụng cụ

  • Que bông vô trùng hoặc bông vô khuẩn.
  • Gạc vô trùng.
  • Dung dịch vệ sinh rốn (cồn 70 độ hoặc dung dịch eosin 1%).
  • Băng rốn (nếu cần).

Các bước chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

  • Trước khi tiếp xúc với rốn của bé, mẹ cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn để tránh đưa vi khuẩn từ tay vào vùng rốn của bé.
  • Nếu bé đang băng rốn, nhẹ nhàng tháo băng rốn cũ ra. Sau đó, rửa tay lại một lần nữa để đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Quan sát kỹ cuống rốn và vùng da xung quanh. Xem xét xem có dấu hiệu đỏ, chảy mủ, rỉ máu hay có mùi hôi không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, có thể bé đang có nguy cơ nhiễm trùng.
  • Dùng que bông vô trùng tẩm dung dịch sát khuẩn, nhẹ nhàng vệ sinh cuống rốn theo thứ tự từ chân rốn, thân rốn đến mặt cắt của cuống rốn. Sau đó, dùng dung dịch sát khuẩn vệ sinh vùng da xung quanh cuống rốn, mở rộng khoảng 5cm để đảm bảo sạch sẽ.
  • Nếu rốn của bé còn tươi hoặc có dấu hiệu chảy dịch, mẹ có thể băng rốn lại bằng gạc vô trùng để bảo vệ. Nếu rốn đã khô, để hở rốn để không khí tiếp xúc, giúp quá trình lành rốn nhanh hơn.

cham-soc-ron-cho-tre-so-sinh-an-toan-tai-nha-2Cách bước chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách

Một số lưu ý quan trọng

  • Giữ cho cuống rốn luôn khô ráo, tránh để nước dính vào trong khi tắm bé.
  • Không dùng bất kỳ loại thuốc nào khác để bôi lên rốn của bé khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
  • Không tự ý kéo hoặc làm đứt cuống rốn trước khi nó tự rụng.

3. Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh đến cơ sở y tế?

Mặc dù chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh tại nhà là điều các bậc cha mẹ có thể thực hiện, tuy nhiên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi bé có những dấu hiệu sau:

  • Sốt cao trên 38°C: Nếu bé bị sốt cao hoặc có dấu hiệu mệt mỏi, bỏ bú, đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Rốn ửng đỏ và sưng tấy: Nếu vùng rốn của bé có dấu hiệu đỏ, sưng to, đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng cần can thiệp.
  • Chảy dịch hoặc có mùi hôi: Cuống rốn chảy dịch màu vàng, có mùi hôi là một dấu hiệu nguy hiểm cần đưa bé đến bác sĩ ngay.
  • Rỉ dịch hoặc chảy máu kéo dài: Nếu cuống rốn rỉ máu hoặc dịch nhiều ngày không khỏi, có thể bé đang bị nhiễm trùng.
  • Bé khóc khi chạm vào rốn: Đây là dấu hiệu cho thấy bé đang đau và cần được kiểm tra y tế.

cham-soc-ron-cho-tre-so-sinh-an-toan-tai-nha-3Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh đến cơ sở y tế

Kết luận

Bố mẹ nên chú ý vệ sinh rốn sạch sẽ, khô thoáng, và theo dõi kỹ lưỡng những dấu hiệu bất thường để có thể can thiệp kịp thời. Khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, hãy đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn cách chăm sóc phù hợp.