CÁCH BỔ SUNG CHẤT SẮT CHO PHỤ NỮ MANG THAI

Khi mang thai, việc bổ sung chất sắt cho cơ thể phụ nữ không chỉ đảm bảo sức khỏe của bản thân mà còn giúp thai nhi phát triển toàn diện. Hãy cùng YoBite tìm hiểu những cách bổ sung chất sắt cho mẹ bầu qua bài viết này nhé!

1. Tại sao việc bổ sung chất sắt cho phụ nữ mang thai lại quan trọng?

Chất sắt giúp tạo máu và cung cấp oxy cho cơ thể

Trong thời kỳ mang bầu, nhu cầu sắt của mẹ bầu tăng lên đáng kể. Chất sắt được xem là thành phần chính của hồng cầu, phân tán oxy từ phổi tới tất cả các mô và tế bào trong cơ thể. Vì vậy, cung cấp đủ lượng sắt sẽ giúp mẹ có nhiều năng lượng và giảm nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ.

Mẹ và thai nhi cần được bổ sung chất sắt

Hơn nữa, khi ở trong tử cung, thai nhi chủ yếu nhận oxy và dưỡng chất qua dòng máu chung của mẹ. Vì vậy, chất sắt sẽ tăng cường hemoglobin - protein chứa sắt trong hồng cầu, từ đó tăng khả năng vận chuyển oxy đến thai nhi. 

Nhu cầu chất sắt tăng cao trong thai kỳ

Sự phát triển của thai nhi đòi hỏi một lượng lớn chất sắt để hỗ trợ sự hình thành của hệ thống tuần hoàn, hệ thần kinh và các cơ quan. Nếu không cung cấp đủ chất sắt, cơ thể sẽ thiếu máu, suy nhược, và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Chất sắt giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh 

Thai nhi trong giai đoạn cuối thai kỳ tích trữ chất sắt để sử dụng trong giai đoạn sau sinh. Vì vậy, việc bổ sung đủ chất sắt giúp mẹ và thai nhi luôn trong tình trạng khỏe mạnh. Chất sắt còn tạo ra các kháng thể trong tế bào miễn dịch, giúp cơ thể mẹ chống lại vi khuẩn và virus gây bệnh.

Thiếu chất sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu và các vấn đề sức khỏe khác

Thiếu chất sắt có thể gây rối loạn tăng trưởng cho thai nhi. Nếu gia đình không cung cấp đủ chất sắt cho phụ nữ, thai nhi có thể không phát triển đúng cách và gặp khó khăn trong việc hình thành não bộ, hệ thần kinh và các cơ quan khác.

Phụ nữ thiếu sắt sẽ khiến thai nhi gặp nhiều vấn đề

Hơn nữa, thiếu chất sắt cũng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai. Hệ miễn dịch yếu có nghĩa là mẹ sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và bệnh tật. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể có tác động tiêu cực đến thai nhi.

2. Nguồn thực phẩm giàu chất sắt

Thực phẩm chứa chất sắt heme

Thực phẩm chứa chất sắt heme là những nguồn giàu dinh dưỡng mà mẹ nên thêm vào thực đơn hàng ngày. Thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt dê không chỉ giàu sắt heme, mà còn giàu protein và các dưỡng chất khác như vitamin B12 và kẽm.

Thịt đỏ là nguồn giàu chất sắt heme

Gan gia cầm như gan gà hoặc gan vịt, gan động vật như gan bò, gan heo đều là các lựa chọn tuyệt vời để phụ nữ bổ sung chất sắt heme. Các loại hải sản như tôm, cua, sò điệp, hàu và cá hồi cũng cung cấp chất sắt heme, giúp mẹ và thai nhi được phát triển toàn diện.

Thực phẩm chứa chất sắt non-heme 

Bên cạnh thực phẩm giàu chất sắt heme, thực phẩm chứa chất sắt non-heme cũng cung cấp chất sắt trong quá trình mang thai. Các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mì hay các loại hạt đều mang đến lượng chất sắt non-heme dồi dào.

Trái cây giàu vitamin C cũng chứa chất sắt non-heme

Để tăng khả năng hấp thụ chất sắt từ ngũ cốc, mẹ có thể kết hợp chúng với sữa tươi, hoặc sữa chua khô để tạo thành một bữa ăn sáng lý tưởng. Ngoài ra, đậu hũ, rau xanh lá đậu hay trái cây giàu vitamin C cũng là những thực phẩm chứa chất sắt non-heme.

3. Cách tăng cường hấp thụ chất sắt

Kết hợp thực phẩm giàu chất sắt với thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C được xem là loại vitamin có thể hấp thụ chất sắt non-heme hiệu quả. Mẹ có thể sử dụng thực phẩm giàu vitamin C như cam, kiwi, dứa, dâu tây để làm nước ép hoặc sinh tố. Sự kết hợp này giúp tăng khả năng hấp thụ chất sắt và cải thiện sự cân bằng chất sắt trong cơ thể.

Nước ép là thức uống lý tưởng cho phụ nữ mang thai

Hạn chế uống trà, cà phê

Caffeine trong trà và cà phê có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt của mẹ bầu. Để phụ nữ mang thai luôn khỏe mạnh, gia đình nên hạn chế cho uống trà và cà phê để cơ thể mẹ và thai nhi có thể hấp thụ được chất sắt một cách hiệu quả.

Phụ nữ mang thai nên hạn chế caffein

4. Các lưu ý khi bổ sung chất sắt

Tư vấn và kiểm tra nồng độ chất sắt trong máu để đảm bảo liều lượng

Trước khi tự bổ sung chất sắt, ba mẹ nên đến gặp bác sĩ và yêu cầu kiểm tra nồng độ chất sắt trong máu. Điều này giúp phụ nữ đánh giá mức độ thiếu hụt chất sắt và bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng ngay sau đó.

Phụ nữ mang thai hãy thường xuyên khám sức khỏe

Hỏi ý kiến từ bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng

Trong quá trình mang thai và bổ sung chất sắt, mẹ hãy thường xuyên tham khảo ý kiến từ bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Họ sẽ là người cung cấp chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất sắt để mẹ có thể chế biến đúng cách và đem lại sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

5. Kết luận

Phụ nữ mang thai rất cần lượng sắt để duy trì sức khoẻ tổng thể của cơ thể và cả thai nhi. Để đảm bảo cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể, phụ nữ mang thai có thể tìm đến thịt đỏ, gan, ngũ cốc, đậu hũ hay các loại hạt, trái cây giàu vitamin C để cung cấp dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, phụ nữ mang thai nên nghe những lời khuyên, tư vấn từ bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Họ sẽ là người đưa ra những hướng dẫn cụ thể để mẹ và thai nhi được bổ sung chất sắt đúng cách và an toàn.

 

XEM THÊM: