7 BÍ QUYẾT HỮU ÍCH GIÚP TRẺ ÍT ĂN ĐỒ NGỌT
Trẻ em hiện nay đang có xu hướng tiêu thụ đồ ngọt và những thực phẩm này không tốt cho sức khỏe. Cùng YoBite tìm ra những bí quyết để phụ huynh có thể hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt qua bài viết sau đây nhé!
Đồ ngọt chứa nhiều calo và đường, và việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài. Nếu không kiểm soát lượng thức ăn một cách hợp lý, bé sẽ béo phì, rối loạn tiêu hoá và tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Ăn nhiều đồ ngọt không tốt cho sức khỏe
Ăn thực phẩm ngọt còn gây sâu răng của bé. Đồng thời, việc hấp thụ đồ ngọt quá nhiều có thể làm giảm lượng dinh dưỡng quan trọng từ các nguồn thực phẩm khác. Do đó, phụ huynh cần biết cách kiểm soát lượng đường trong chế độ ăn của trẻ.
1. Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh
Cha mẹ cần đảm bảo rằng tủ lạnh không có những đồ ngọt như nước ngọt có ga, bánh kẹo... Thay vào đó, hãy chuẩn bị sẵn các loại hoa quả tươi đã được cắt sẵn hoặc hạt điều, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua khô. Khi trẻ em có cảm giác đói, bé sẽ có sẵn các lựa chọn lành mạnh để lựa chọn.
Nên hạn chế trẻ ăn đồ ăn ngọt, không lành mạnh
Đồng thời, bậc phụ huynh nên nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thực phẩm lành mạnh. Hãy khuyến khích và ủng hộ bé thưởng thức những món ăn lành mạnh để cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trẻ.
2. Lựa chọn các thực phẩm tự nhiên ngọt tự nhiên để thay thế đồ ngọt
Đường tinh chế không đem lại nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, vì vậy bố mẹ nên bổ sung những loại trái cây ngọt tự nhiên như chuối, táo, dứa và nho. Chúng không chỉ cung cấp hương vị ngọt mát, mà còn giàu chất dinh dưỡng và chất xơ có lợi cho sức khỏe của bé.
Nhiều trái cây tốt cho sức khỏe
Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên như mật ong, đường nâu hoặc xylitol để thêm đường vào món ăn mà không cần sử dụng đường trắng. Những nguyên liệu này sẽ mang lại hương vị ngọt tự nhiên và có ít tác động xấu đến sức khỏe so với đường tinh chế.
3. Chuẩn bị món ăn hấp dẫn và hương vị đa dạng
Trẻ nhỏ thường thích khám phá món ăn mới lạ, vì vậy mẹ nên làm những món ăn với đa dạng về hương vị, thành phần. Một số món ăn như trái cây trộn, bánh sandwich nguyên cám, sữa chua khô kết hợp trái cây tươi, hay mì xào hải sản đều là những món vừa bắt mắt, vừa kích thích vị giác của bé yêu.
Sữa chua khô có thể kết hợp với trái cây
4. Kiểm soát lượng đường trong thực phẩm và đồ uống
Để theo dõi lượng tiêu thụ đường sao cho đúng cách, phụ huynh cần đọc kỹ nhãn hàng hoá để kiểm tra lượng đường được khuyến cáo. Đồ uống có gas và nước giải khát là hai loại thức uống thường chứa nhiều đường. Vì vậy, mẹ nên hạn chế cho bé uống và thay thế bằng nước trái cây, hay sữa ít đường để bé được phát triển toàn diện.
5. Hạn chế thay vì cấm hoàn toàn
Mẹ nên hạn chế lượng đồ ngọt có sẵn trong nhà và chỉ cho trẻ ăn một số lượng nhỏ trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này giúp tạo ra sự cân bằng trong dinh dưỡng và là cách hiệu quả để trẻ tự kiểm soát việc ăn đồ ngọt.
Nếu bé đạt được một thành tích bất kỳ, hãy tạo ra những phần thưởng không liên quan đến đồ ngọt như được tham gia hoạt động ngoại khoá, được tặng sách,... Điều này giúp trẻ hiểu rằng không phải lúc nào cũng cần phải có đồ ngọt để trải nghiệm niềm vui.
6. Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ
Trong bữa ăn, bố mẹ hãy trò chuyện với trẻ về lợi ích của việc ăn thực phẩm lành mạnh và khám phá sở thích ẩm thực của trẻ. Bằng cách này, chúng ta đang khuyến khích trẻ phát triển một thái độ tích cực đối với việc thay thế đồ ngọt bằng những lựa chọn tốt cho sức khoẻ hơn.
Hãy tạo không gian thoải mái cho bé
Ngoài ra, bố mẹ có thể thiết lập mục tiêu nhỏ như giảm số lượng đồ ngọt trong tuần hoặc thử ăn các loại trái cây mới. Phụ huynh có thể tạo một bảng tiến độ hoặc hệ thống thưởng để trẻ cảm thấy được khích lệ và có động lực để đạt được mục tiêu.
7. Làm gương cho trẻ nhỏ
Khi trẻ thấy rằng cả gia đình và những người mà em ngưỡng mộ đều áp dụng việc ăn uống lành mạnh, trẻ sẽ cảm thấy được khích lệ và có động lực để thưởng thức những món ăn tốt cho sức khỏe. Đồng thời, bố mẹ khuyến khích và khen ngợi cũng giúp bé cảm thấy tự tin và và có ý thức hơn về việc chọn lựa các lựa chọn lành mạnh.
Thói quen lành mạnh giúp trẻ phát triển
Kết luận
Bằng cách tạo môi trường ăn uống lành mạnh, kiểm soát lượng đường và tạo cảm giác thoải mái cho trẻ, chúng ta có thể giúp trẻ phát triển một thói quen ăn uống lành mạnh và cân bằng.
Ngoài ra, bố mẹ không nên áp đặt những nguyên tắc và hãy khích lệ, khuyến khích trẻ thưởng thức đa dạng món ăn, giúp trẻ nhận thức những thành phần dinh dưỡng có trong món ăn và làm gương để bé học hỏi và mạnh dạn ăn những thực phẩm lành mạnh.