7 MẸO GIÚP BÉ NGỦ NGON VÀ NGỦ SÂU
1. Hình thành thói quen giấc ngủ đúng giờ cho bé
Cho trẻ đi ngủ đúng giờ
Sự hiểu biết của trẻ sơ sinh về ngày và đêm còn khá hạn chế. Chúng ăn, ngủ, làm ướt hoặc làm bẩn tã, sau đó lặp lại, bất kể trời sáng hay tối. Vì vậy, nếu như bạn muốn con mình có được giấc ngủ ngon, dài hơn vào ban đêm thì việc lên kế hoạch sinh hoạt phù hợp cho trẻ từ sớm là điều cần thiết.
Thực tế, trẻ sơ sinh sẽ thường ngủ khoảng hơn 16 giờ mỗi ngày, trải dài trong 6 hoặc 7 giấc ngủ ngắn. Để giúp con bạn biết được sự khác biệt giữa ngày và đêm, bạn cần tạo ra một số kích thích vào ban ngày, chẳng hạn như tiếng ồn và ánh sáng.
Cụ thể, hãy đưa bé ra ngoài trời nếu có thể, vì ánh sáng tự nhiên sẽ giúp đồng hồ sinh học bên trong của bé điều chỉnh theo nhịp ngày - đêm. Song song đó còn giúp bé tiếp xúc tự nhiên với những âm thanh, tiếng động bình thường ở bên ngoài.
Mặt khác, trong đêm, hãy làm cho căn phòng trở nên tối tăm và giảm bớt tiếng ồn, có thể bổ sung thêm một số giai điệu êm ả để giúp con bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn
Vì vậy, hãy cố gắng đặt con bạn đi ngủ cùng giờ, theo lời khuyên của Tiến sĩ Meltzer, để con bạn cuối cùng có thể cảm thấy mệt mỏi vào một thời điểm nhất định mỗi đêm.
2. Đừng quên những giấc ngủ ngắn trong ngày
Ngủ những giấc ngắn giúp trẻ không bị mệt mỏi
Điều này có vẻ trái ngược với những gì mà mọi người thường nghĩ vì họ cho rằng nếu trẻ không ngủ vào ban ngày thì ban đêm trẻ sẽ mệt và dễ dàng ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn không phải như vậy: một đứa trẻ quá mệt mỏi sẽ không ngủ ngon hơn vào buổi tối.
Vì vậy, các ba mẹ cần chú ý giữ đúng thời gian ngủ trưa thường xuyên cho con và hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh sẽ thay đổi thói quen giấc ngủ khi mọc răng, ốm, đang lớn hoặc đang đi du lịch (đặc biệt là đến các múi giờ khác nhau) nên ba mẹ cần cân nhắc giấc ngủ phù hợp cho con để trẻ không bị thiếu ngủ. Bên cạnh đó, những giấc ngủ ngắn trong ngày không nên kéo dài hơn 3-4 giờ vì điều này có thể gây trở ngại cho giấc ngủ ban đêm của bé.
3. Tạo không gian phòng ngủ thoải mái cho bé
Phòng ngủ của bé nên được thiết kế với độ tối và nhiệt độ phù hợp. Vì trẻ có thể sẽ khó chìm vào giấc ngủ khi không gian có quá nhiều ánh sáng. Qua đó, ba mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ có rèm hoặc khăn che giúp cản ánh sáng mặt trời vào ban ngày và cản ánh trăng hoặc đèn đường vào ban đêm.
Nhiệt độ trong phòng cũng là yếu tố cần lưu tâm. Nếu bạn không có máy điều nhiệt trong phòng trẻ, hãy lắp một nhiệt kế trong nhà để theo dõi mức độ ấm hoặc mát của căn phòng - nhiệt độ dao động từ 27 đến 29 độ là lý tưởng với sức khỏe và giấc ngủ của bé.
4. Chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng
Đảm bảo rằng trong phòng có đủ đồ dùng cần thiết cho con
Loa không dây có được thiết lập để phát nhạc không? Màn cửa đã đóng chưa? Có tã, khăn lau và chăn thêm ở gần không? Khi đã chuẩn bị cho giờ đi ngủ, hạn chế tối thiểu việc bé sẽ phải thức dậy giữa chừng và quấy khóc khó chịu vì thiếu một thứ gì đó, đặc biệt là vì đói mà không có sữa hay tã bị đầy và không có để thay thế ngay.
5. Đi ngủ sớm
Cho con ngủ sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực về sức khỏe cho bé
Để đưa con bạn vào giấc ngủ có thể sẽ không phải là một quá trình nhanh chóng. Nếu bạn muốn trẻ ngủ vào 1 khung giờ nhất định, hãy nghiên cứu thật kĩ càng về thời gian chuẩn bị cũng như thời gian vào giấc của bé để tìm ra thời điểm bạn nên bắt đầu thói quen đi ngủ cho con. Ví dụ bạn mong con bạn có thể bắt đầu ngủ vào 8 giờ thì cần bảo đảm rằng đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho bé vào giường khi 7 giờ hoặc 7 giờ 30.
6. Bố trí môi trường ngủ an toàn cho con
Bố trí môi trường ngủ an toàn giúp con an tâm hơn khi ngủ
Để con bạn ngủ cùng giường với bạn có thể làm tăng sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái - tạo cho bé cảm giác an toàn để ngủ ngon hơn! Nhưng bên cạnh đó thì việc này cũng có thể làm cho giường của bạn chật chội hơn và trì hoãn sự độc lập của con bạn.
Dù bạn quyết định cho con ngủ chung hay ngủ riêng thì cũng cần lưu ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn để tránh trường hợp con bạn bị rơi khỏi giường hoặc gặp phải hiện tượng chới với khi ngủ.
7. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con
Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng cho trẻ
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh với trọng tâm là thực phẩm giàu chất sắt. Sắt rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường, vì vậy điều quan trọng là con bạn phải được cung cấp đủ những thực phẩm giàu chất sắt. Bao gồm: rau lá xanh đậm như cải xoăn và rau bina; ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, bánh mì nguyên hạt và gạo lứt….
Ngoài ra, chế độ ăn của con bạn còn nên bao gồm các loại thực phẩm có nhiều carbohydrate, protein. Carbohydrate là chất dinh dưỡng quan trọng nhất để có một giấc ngủ ngon. Protein như thịt nạc và các sản phẩm từ sữa cũng giúp thúc đẩy 1 giấc ngủ sâu cho trẻ.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần quan tâm đến việc chăm sóc cho hệ tiêu hóa của con bằng cách bổ sung thêm các lợi khuẩn như Probiotics để giúp con hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Sữa chua sấy thăng hoa YoBite
Sữa chua sấy thăng hoa YoBite là 1 lựa chọn tuyệt vời dành cho các mẹ trong quá trình ăn dặm của con. Bằng việc sấy thăng hoa sữa chua giữ được 100% Probiotics, được mix cùng với trái cây tươi nguyên chất, không hương liệu, chất bảo quản sẽ hỗ trợ em bé của bạn trong quá trình trao đổi chất, tạo nền tảng để bé ăn ngon, ngủ ngon và phát triển toàn diện.
XEM THÊM: