KHI NÀO BÉ CÓ THỂ TẬP ĐI? CÁCH TẬP ĐI CHO TRẺ TẠI NHÀ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ cần trải qua 6 giai đoạn vận động tay chân để có được bước đi đầu đời. Vậy đâu là những phương pháp hiệu quả giúp bé có thể tập đi ngay tại nhà? Cùng YoBite tìm hiểu ngay bài viết sau nhé!
1. Khi nào bé có thể tập đi?
Hầu hết trẻ nhỏ đều có những bước đi chập chững khi đạt 1 tuổi. Để biết được chính xác thời điểm bé có thể tập đi, bố mẹ phải quan sát kỹ những dấu hiệu ở trẻ.
Đầu tiên, trẻ 3 tháng tuổi thường lẫy, giận dỗi. Sau đó, bé 6 tháng tuổi trở đi thường có dấu hiệu níu lấy chân phụ huynh hay bám vào đồ vật để làm điểm tựa. Vào thời điểm này, cấu tạo hệ cơ bắp và xương trẻ chưa phát triển nên trẻ thường tìm mọi cách để bám vào đồ vật.
Bé từ 1 tuổi đã có thể tập đi
Thông thường, trẻ 9 tháng tuổi đã có thể ngồi không cần sự giúp đỡ của ba mẹ. Những giai đoạn sau trẻ thường tập cách đứng vịn, bò phối hợp tay chân, vịn đi lại, và dần dần tập đứng vững và đi vững.
2. Chuẩn bị để tập đi cho trẻ
Tạo không gian an toàn để bé tập đi
Để bé có thể tập đi đúng cách, ba mẹ thường tập cho bé phản xạ chống chân, hay đỡ lấy phần mông để trẻ không dồn trọng lượng cơ thể vào phần chân. Do đó, để tránh nguy hiểm, ba mẹ nên tập cho bé đi trên sàn nhà và đảm bảo không gian đủ rộng rãi để trẻ thoải mái bước.
Hãy tạo không gian rộng rãi và an toàn cho trẻ
Đồng thời, trong quá trình tập đi, trẻ rất tò mò với những thứ xung quanh. Vì vậy, ba mẹ có thể có một căn phòng để đồ chơi trên sàn, các đồ vật an toàn để bé có cơ hội được vịn chúng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo tivi, tủ kéo gắn chặt vào tường để tránh cho trẻ vấp ngã.
Lựa chọn giày dép phù hợp cho bé khi tập đi
Bàn chân của trẻ từ 0-3 tuổi được cấu tạo bởi 70% sụn, nên việc chọn đúng chất liệu loại dép cho bé là điều quan trọng. Mẹ nên chọn giày có chất liệu mềm, đế dẻo, linh hoạt hoặc bằng cao su chống trượt để trẻ có cảm giác tốt nhất khi tập đi.
Mẹ nên chọn cho bé giày có chất liệu mềm
Đây cũng là thời điểm để quyết định cho sự phát triển xương bàn chân, vì vậy mẹ tuyệt đối tránh những loại giày có gót. Các loại giày này sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của trẻ, dẫn đến các hội chứng bẹt, chiều dài bàn chân không đều hay chân vòng kiềng.
Chuẩn bị đồ chơi hỗ trợ trẻ trong quá trình tập đi
Khi bé có thể đứng vịn tay vào đồ vật, ba mẹ có thể cho bé vịn tay vào ghế gỗ hay thành giường để trẻ có thể chập chững từng bước đi. Sau đó, hãy sắm các xe đồ chơi như xe đẩy hàng tạp hoá, xe kéo được đảm bảo an toàn để trẻ có nhiều niềm vui trong việc tập đi.
Phụ huynh có thể chuẩn bị đồ chơi hỗ trợ trẻ tập đi
Các loại xe vịn không chỉ phục vụ trẻ trong lúc tập đi mà còn hỗ trợ phát triển sau này. Đồng thời, phụ huynh hãy chuẩn bị thêm những đồ chơi chứa âm thanh, nhạc, hay đồ chơi phát triển trí tuệ để kích thích trẻ tò mò với những đồ dùng mới.
3. Cách tập đi cho trẻ tại nhà
Bắt đầu từ việc hỗ trợ bé đứng và giữ thăng bằng
Đầu tiên, ba mẹ hãy chọn một vật dụng hỗ trợ phù hợp với chiều cao của bé. Sau đó, hãy đặt một tay ở sau lưng bé và một tay ở dưới cẳng chân bé, rồi nhẹ nhàng giúp bé đứng lên và giữ thăng bằng.
Hãy giữ thăng bằng cho trẻ
Quá trình này có thể mất nhiều thời gian cho bé, vì vậy ba mẹ hãy luôn động viên trẻ trải nghiệm điều mới. Khi bé đã đứng vững, hãy khích lệ bé giữ thăng bằng bằng cách nhắc bé giữ chân chắc chắn và giữ tư thế thẳng đứng.
Thực hiện các bước di chuyển dần dần và hướng dẫn bé cách đi
Sau khi bé đã có thể đứng vững, bạn nên dành khoảng thời gian để trẻ có thể tập làm quen với việc đứng. Sau khi đã có thói quen đứng, mẹ hãy tiếp tục đặt nhiều vật dụng ở nhiều vị trí khác nhau, rồi hướng dẫn bé di chuyển bằng cách đẩy nhẹ bé về phía vật dụng mới.
Phụ huynh hãy kiên nhẫn giúp bé tập đi
Việc đặt nhiều vật dụng tạo kích thích cho trẻ khám phá những điều mới. Mẹ phải quan sát cách bé di chuyển chân cũng như giữ thăng bằng để quá trình tập đi của bé diễn ra dễ dàng hơn.
Khuyến khích và động viên bé trong quá trình tập đi
Khi bé đã có thể đi trong khoảng cách ngắn, ba mẹ hãy vỗ tay, khuyến khích để trẻ cảm thấy đây là một thành tựu lớn. Nếu trẻ có vấp ngã, hãy khuyên bé kiên cường bằng cách tạo ra câu chuyện để trẻ có hứng thú trong việc tập đi.
4. Các lưu ý và biện pháp an toàn khi tập đi cho trẻ
Bé mới tập đi nên không thể tránh khỏi những vấp ngã. Vì vậy, ba mẹ hãy dành nhiều thời gian dõi theo và không để bé tự tập đi, đặc biệt khi trẻ còn chưa đủ tự tin.
Hãy quan sát con thật kỹ
Đồng thời, ba mẹ phải đảm bảo nhà không trơn trượt. Nếu có, hãy sử dụng thảm chống trơn hoặc dùng các tấm lót gỗ để bé tránh nguy cơ trượt ngã. Dùng những thanh chặn cầu thang, chặn cửa cũng là cách giữ an toàn cho bé.
5. Tổng kết
Dạy bé tập đi có thể khó khăn nhưng phụ huynh hãy kiên trì và tập luyện cùng trẻ. Ngoài việc sử dụng các phương pháp như đặt đồ vật, mang giày, thì việc tạo không gian để trẻ tập đi là điều vô cùng quan trọng. Một không gian thoải mái sẽ giúp trẻ dễ dàng tạo nên những bước đi đầu tiên.