NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH RỐI LOẠN TIÊU HOÁ Ở TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ có hệ tiêu hoá chưa phát triển toàn diện, nên triệu chứng rối loạn tiêu hoá là điều không thể tránh khỏi. Hãy cùng YoBite tìm hiểu những nguyên nhân gây nên triệu chứng và cách để mẹ có thể khắc phục rối loạn tiêu hoá cho bé yêu qua bài viết này nhé!
1. Nguyên nhân rối loạn hệ tiêu hoá ở trẻ nhỏ
Chế độ ăn uống không phù hợp
Bé nhỏ thường có hệ tiêu hoá nhạy cảm và cần một chế độ ăn uống cân đối để duy trì hoạt động của hệ tiêu hoá. Tuy nhiên, khi chế độ ăn uống không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và không phù hợp, rối loạn hệ tiêu hoá có thể xảy ra.
Một trong những yếu tố có thể khiến bé rối loạn tiêu hoá chính là khẩu phần ăn không phù hợp. Trẻ hấp thụ quá nhiều thức ăn chứa đường và chất béo nên dẫn đến tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy.
Trẻ nhỏ có hệ tiêu hoá chưa ổn định
Ngoài ra, nguồn thực phẩm thiếu chất xơ, nhưng giàu chất bột trắng, cũng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa của trẻ nhỏ. Nếu không có sự hỗ trợ của chất xơ trong thực phẩm, trẻ sẽ khó chịu, mệt mỏi, bị táo bón, khó đi tiêu và rối loạn tiêu hoá.
Kháng sinh và các loại thuốc khác
Kháng sinh được biết đến là loại thuốc điều trị nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi trẻ nhỏ sử dụng quá nhiều liều lượng, chúng có thể tác động không chỉ đến vi khuẩn gây bệnh mà còn đến vi khuẩn có lợi.
Uống quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ không tốt cho trẻ
Thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi cấu trúc và hàm lượng của hệ vi khuẩn đường ruột. Điều này có thể gây mất cân bằng vi khuẩn, khiến bé rối loạn tiêu hoá và xảy ra các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón hoặc đau bụng.
Bệnh lý tiêu hóa
Viêm loét dạ dày-tá tràng là bệnh lý tiêu hoá phổ biến nhất. Loại bệnh này có thể gây tổn thương các mô trong dạ dày và tá tràng, khiến quá trình tiêu hoá ở trẻ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ bị đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và thậm chí tiêu chảy.
Trẻ nhỏ thường táo bón và tiêu chảy
Táo bón và tiêu chảy không phải là vấn đề quá xa lạ ở trẻ nhỏ. Táo bón xảy ra khi trẻ gặp khó khăn trong việc đi ngoài. Ngược lại, tiêu chảy là khi trẻ có phân lỏng và thường xuyên đi ngoài nhiều lần trong ngày. Cả hai tình trạng này đều có thể gây ra khó khăn và khó chịu cho trẻ.
2. Cách phòng tránh rối loạn hệ tiêu hoá ở trẻ nhỏ
Chế độ ăn uống hợp lý
Để trẻ nhỏ có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, mẹ cần bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày. Những thực phẩm như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và sữa chua khô được xem là nguồn giàu chất xơ để tăng cường chuyển động ruột và giúp trẻ giảm nguy cơ gây táo bón.
Sữa chua khô giàu chất xơ
Mẹ hãy khuyến khích trẻ uống nước hàng ngày để duy trì độ ẩm trong ruột và giúp quá trình tiêu hoá diễn ra trơn tru hơn. Trong quá trình chế biến thực phẩm, mẹ hãy giảm lượng đường và thay thế đường bằng đường tự nhiên để trẻ được phát triển toàn diện.
Một số thực phẩm như sữa, trứng, hạt, hải sản hoặc các loại thực phẩm có chứa gluten có thể gây kích ứng đối với hệ tiêu hoá của trẻ. Nếu mẹ nhận thấy trẻ có dấu hiệu bất thường sau khi thưởng thức thực phẩm, hãy loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn của trẻ.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống
Trẻ nhỏ nên giữ gìn vệ sinh cá nhân để tránh gặp phải triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hoá. Ngoài việc rửa tay sạch sẽ, đồ chơi và các vật dụng mà bé tiếp xúc cũng nên được vệ sinh định kỳ để ngăn ngừa sự phát triển và lây lan của vi khuẩn gây bệnh.
Trẻ nên vệ sinh cá nhân hàng ngày
Thêm vào đó, phụ huynh hãy đảm bảo môi trường sống của trẻ nhỏ được vệ sinh và làm sạch thường xuyên. Bố mẹ hãy lau chùi các bề mặt như bàn, ghế, sàn nhà và khu vực chơi của trẻ bằng dung dịch vệ sinh an toàn để loại bỏ vi khuẩn và các chất gây bẩn.
Tăng cường vi khuẩn có lợi
Probiotics là các lợi khuẩn giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột. Mẹ có thể tìm thấy Probiotics trong sữa chua khô hoặc các loại thực phẩm chức năng chứa Probiotics. Với 3 tỷ Probiotics trong 30gr sữa chua khô, đây sẽ là thực phẩm lý tưởng để trẻ tăng cường sức khoẻ hệ tiêu hoá.
Sữa chua sấy khô giàu Probiotics
Prebiotics là các chất xơ không thể tiêu hóa, nhưng lại là nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn có lợi trong ruột. Chúng được tìm thấy trong các loại thực phẩm như chuối, tỏi, củ cải, hành tây và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Tham khảo ý kiến từ bác sĩ
Để thuận tiện theo dõi sức khoẻ của trẻ nhỏ, mẹ nên dẫn bé đi khám sức khỏe và tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Họ là người có kiến thức chuyên môn về sức khỏe, dinh dưỡng và có thể đưa ra đánh giá tình trạng tiêu hoá của trẻ. Nếu cần, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và chỉ định điều trị phù hợp.
3. Tổng kết
Chế độ ăn uống không phù hợp, thiếu chất xơ và quá nhiều đường có thể gây rối loạn tiêu hoá, gây táo bón hoặc tiêu chảy cho trẻ. Bên cạnh đó, sử dụng quá nhiều kháng sinh và các loại thuốc khác cũng có tác động tiêu cực đến vi khuẩn đường ruột, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá của trẻ.
Để khắc phục điều này, mẹ có thể tăng cường cung cấp chất xơ từ rau, quả và sữa chua khô.Những thực phẩm giàu Probiotics như sữa chua khô và thực phẩm giàu Prebiotics như chuối, củ tỏi, hành tây nên được bổ sung vào chế độ ăn của trẻ.