NHỮNG MẸO NHỎ GIÚP TRẺ EM ĂN UỐNG ĐÚNG CÁCH VÀ ĐỦ CHẤT

Rất nhiều gia đình đang gặp phải khó khăn với các bé nhỏ của mình lười ăn, biếng ăn. Để bé có một bữa ăn ngon, cha mẹ không chỉ cung cấp những khẩu phần ăn dinh dưỡng mà cần tuân thủ đến “những nguyên tắc vàng". Cùng Yobite tìm hiểu qua những mẹo nhỏ để bé ăn uống đúng cách và đủ chất nhé!

1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ

Với những đứa trẻ, chỉ số IQ có độ liên quan mật thiết đến chất lượng nguồn thực phẩm mà bé hấp thụ hàng ngày. Vì vậy, các bé trong giai đoạn phát triển cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp cơ thể phát triển toàn diện và tối ưu hóa khả năng học tập, tập trung và phát triển trí tuệ.

Các chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ bao gồm:

  • Protein: Giúp tăng cường sức khỏe của các tế bào và cơ bắp, cải thiện sức đề kháng và phát triển não bộ.

  • Carbohydrates: Cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp tăng cường hoạt động não bộ.

  • Chất béo: Cung cấp năng lượng và giúp hấp thụ các vitamin quan trọng.

  • Vitamin và khoáng chất: Giúp tăng cường sức đề kháng, phát triển xương và răng, cải thiện thị lực và chức năng thần kinh.

Trẻ nhỏ cần cung cấp đủ dinh dưỡng để phát triển thể chất lẫn tinh thần 

Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý, đặc biệt là các bệnh liên quan đến dinh dưỡng như béo phì, suy dinh dưỡng. Khả năng học tập, tập trung và phát triển còn dựa vào phần lớn nguồn dinh dưỡng bé nạp hàng ngày. Do đó, phụ huynh cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để bé vừa phát triển được mặt tinh thần lẫn thể chất.

2. Những nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản cần tuân thủ khi cho trẻ ăn uống

Khi cho trẻ ăn uống, các tuân thủ những nguyên tắc “vàng" như sau:

Cung cấp đủ các nhóm thực phẩm

Bữa ăn của trẻ nên bao gồm đủ các nhóm thực phẩm cần thiết và mang lại dinh dưỡng cho cơ thể như tinh bột, rau, quả, thịt, cá, trứng, sữa chua sấy, đậu phụ, dầu, đường và muối.

Trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng để phát triển thể chất và trí não. Cách tốt nhất chính là đảm bảo trẻ ăn đủ và ăn đa dạng các loại thực phẩm. Bên cạnh đó, cha mẹ không nên “ép" bé ăn và khẩu phần ăn cho trẻ nhỏ cần được cân đối, không được ăn quá nhiều hoặc quá ít.

Cha mẹ nên biết đến những “nguyên tắc vàng" để bé có một bữa ăn ngon miệng 

Tránh thực phẩm có hàm lượng đường và muối cao

Trẻ nên tránh ăn thực phẩm có hàm lượng đường và muối cao để tránh các vấn đề liên quan đến sức khỏe như bệnh tiểu đường, béo phì và tăng huyết áp. Không chỉ dừng lại ở đó, việc tiêu thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến phát triển não bộ và gây tổn hại đến răng, khớp trẻ nhỏ.

Tránh thực phẩm có chứa chất bảo quản và chất tạo màu

Một số chất bảo quản và chất tạo màu sẽ gây kích ứng lên làn da của bé nhỏ. Nếu trẻ tiêu thị một lượng lớn thực phẩm này, chúng sẽ gặp phải những vấn đề về đường ruột, khó tiêu, đầy hơi và táo bón. Nghiêm trọng hơn, điều này còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần và hành vi thường ngày ở trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các chất này có thể làm tăng nguy cơ tăng động và khiến bé thiếu tập trung.

 

Thực phẩm tạo màu tuy bắt mắt nhưng lạm dụng sẽ không tốt cho trẻ 

Chế biến thực phẩm đúng cách

Thực phẩm cho trẻ nên được chế biến đúng cách để đảm bảo giữ được dinh dưỡng và tránh các bệnh liên quan đến thực phẩm nhưng cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tạo môi trường ăn uống lành mạnh

Trẻ cần được tạo môi trường ăn uống lành mạnh, giúp trẻ có thói quen ăn uống tốt và phát triển sức khỏe tốt hơn. Bố mẹ nên thường xuyên ngồi cùng trẻ ăn uống, tạo một bầu không khí thoải mái và cùng trò chuyện để trẻ có thêm niềm vui khi ăn uống.

3. Những mẹo nhỏ giúp trẻ em ăn uống đúng cách và đủ chất

Làm đồ ăn ngon mắt hơn

Trẻ em thường thích những món ăn có nhiều màu sắc, hình dáng bắt mắt. Vì vậy, hãy kết hợp nhiều loại rau củ, hoa quả khác nhau có màu sắc sặc sỡ để tạo ra những món ăn thật “ngon mắt". Cha mẹ có thể cắt thức ăn hoặc tạo hình dạng theo sở thích của trẻ nhỏ để bữa ăn trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.

Cho trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn

Nếu có thể, các mẹ hãy cho trẻ cùng tham gia vào quá trình chuẩn bị đồ ăn, tạo sự tò mò, hứng thú cho trẻ và giúp trẻ có thêm khả năng tự lập, tự tin hơn. Qua đó, phụ huynh có thể làm cho trẻ cảm thấy có trách nhiệm với bữa ăn của mình và phát triển khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ.

Cha mẹ nên cho bé tham gia vào quá trình chuẩn bị thức ăn nhiều hơn 

Chế biến đồ ăn ngon và đúng cách

Mẹ hãy dành thời gian thử nghiên cứu và thực hiện các cách chế biến thức ăn mới, như chiên, nướng, hấp, xào từ các món cơm, mì,... để tạo sự đa dạng cho thực đơn của trẻ. Thay vì sử dụng các loại gia vị, nước chấm có hàm lượng đường, muối cao, hãy sử dụng các loại gia vị, nước chấm tốt cho sức khỏe như nước chanh, nước tương, nước cốt dừa, dầu oliu, mật ong để bữa ăn được ngon miệng và dinh dưỡng hơn.

Không ép buộc trẻ ăn

Ép buộc trẻ ăn có thể gây áp lực, stress cho trẻ và khiến trẻ cảm thấy đang bị ép buộc. Sẽ thật tuyệt khi mẹ để bé nhỏ của mình tự quyết định món ăn mình muốn ăn và tự xúc thức ăn để tập thói quen sau này.

Trẻ nhỏ sẽ cảm thấy áp lực nếu cha mẹ ép buộc bé ăn quá nhiều lần 

Phụ huynh cũng cần tập tính kiên nhẫn vì ở giai đoạn đầu tiên tay bé sẽ còn vụng về, cầm nắm thức ăn rơi vãi xuống sàn nhà. Nếu đã hình thành được thói quen tốt, bé sẽ thành thạo và tự ăn ngon lành, khi đó phụ huynh cũng không phải để ý thường xuyên nữa.

4. Kết luận

Một bữa ăn cho trẻ không chỉ dừng lại ở việc cung cấp dinh dưỡng mà còn cần đến những hành động từ bậc cha mẹ trong quá trình ăn uống. Để bé có một buổi ăn ngon miệng, đúng cách và đúng chất nhất, mẹ nên “bỏ túi" những bí kíp để bé được phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

XEM THÊM: