Việc bé ăn ngon miệng có tác động tích cực lâu dài cho sự phát triển và trưởng thành của trẻ. Hãy cùng YoBite tìm hiểu 10 lời khuyên giúp bé ăn ngon miệng hơn qua bài viết sau đây nhé!
Một thói quen ăn uống lành mạnh từ thuở nhỏ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ và tâm lý của trẻ. Được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ học tập hiệu quả hơn, tăng cường trí nhớ và tư duy sáng tạo và phát triển mạnh khoẻ.
Trẻ cần được xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh
Ngoài ra, việc bé có thói quen ăn uống lành mạnh từ sớm còn giúp giảm nguy cơ mắc các loại bệnh như béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh xương khớp. Vì vậy mà ba mẹ nên quan tâm đến thói quen ăn uống của trẻ từ khi còn nhỏ.
1. Cung cấp một môi trường ăn uống tích cực cho bé
Điều đầu tiên phụ huynh cần quan tâm là tạo ra một không gian ăn thoải mái, ấm cúng cho trẻ. Bố mẹ nên tạo ra những hoạt động giải trí cùng bé nhỏ, đặc biệt không nên để tình trạng trẻ vừa ăn vừa xem các thiết bị điện tử.
Bố mẹ có thể vui chơi cùng bé trong lúc ăn
Thứ hai, hãy đồng hành cùng bé khi ăn. Ba mẹ có thể ngồi cùng bé và nói chuyện vui vẻ, chia sẻ những câu chuyện xung quanh đời sống để tạo sự thoải mái cho trẻ, giúp trẻ kích thích vị giác và tăng cường cảm giác ngon miệng.
2. Đa dạng hóa chế độ ăn của bé
Để trẻ có sự hứng thú trong việc thưởng thức món ăn, hãy đa dạng hoá thực đơn của bé. Ngoài rau củ, thịt, cá, hãy cung cấp thêm trái cây mọng nước, các loại ngũ cốc, sữa và sản phẩm từ sữa như sữa hạnh nhân, sữa chua khô để thúc đẩy sự tò mò của trẻ đối với những thực phẩm.
Có nhiều nguồn thực phẩm cho bé trải nghiệm
Mẹ nên thử nghiệm nhiều phương pháp nấu ăn khác nhau. Ngoài xào, chiên, hấp, mẹ có thể nướng hoặc áp chảo các món thịt bò, thịt gà, cá để kích thích vị giác của trẻ. Trẻ nhỏ cũng giống như người lớn, nếu phải ăn lặp đi lặp lại những món ăn giống nhau thì sẽ nảy sinh cảm giác biếng ăn, vì vậy phụ huynh nên lưu ý điều này nhé!
3. Tạo niềm vui và sự hứng thú trong bữa ăn của bé
Mẹ có thể cho bé tham gia vào giai đoạn trang trí món ăn bằng cách sử dụng trái cây, rau quả hoặc các hình dạng đáng yêu để làm cho bữa ăn trở nên hấp dẫn hơn. Việc tham gia sẽ giúp bé cảm thấy tự hào với những thành quả của mình, từ đó có hứng thú với việc ăn uống hơn rất nhiều.
Mẹ có thể cho bé tham gia trang trí món ăn
4. Cha mẹ hãy làm gương cho trẻ
Bé thường học hỏi từ những người xung quanh, đặc biệt là những người thân trong gia đình. Vì vậy ba mẹ hãy là tấm gương tốt cho con bằng cách ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, ba mẹ có thể giải thích kỹ những lợi ích thành phần dinh dưỡng có trong món ăn để bé am hiểu và trân trọng món ăn hơn.
5. Khuyến khích bé thử những món ăn mới
Để giúp bé phát triển khẩu vị, mẹ hãy cho bé thưởng thức những loại rau và trái cây có màu sắc và hình dạng thú vị như dứa, bí ngô, cà rốt,… Bên cạnh đó, hãy đặt mục tiêu cho bé để thử một món ăn mới mỗi tuần như thịt gà nướng, mỳ sợi, bánh cuốn,… để trẻ có thể cải thiện khẩu vị của mình.
Hãy tập cho bé ăn những món ăn mới
6. Đồng hành cùng bé trong quá trình chế biến và nấu ăn
Bé cũng có thể tham gia cùng mẹ vào quá trình chuẩn bị bữa ăn. Hãy cho bé cơ hội trộn các thành phần đơn giản hoặc tham gia vào chế biến bánh ngọt. Điều này sẽ giúp bé tương tác với thực phẩm và cảm thấy có phần tự hào với công sức của mình.
Bé cũng có thể tham gia chế biến món ăn
7. Tạo một bảng thực đơn và lịch trình ăn hàng ngày cho bé
Bố mẹ nên dành một khoảng thời gian vào cuối tuần để lập bảng thực đơn và nguyên liệu cần thiết cho tuần tiếp theo cho bé yêu. Khi lập kế hoạch, phụ huynh hãy đảm bảo cung cấp đủ các nhóm thực phẩm và tạo sự đa dạng trong các món ăn để bé khám phá các hương vị mới.
8. Không buộc bé ăn quá nhiều hay dùng các phương pháp ép buộc bé ăn
Trong quá trình ăn uống của bé, bậc phụ huynh không nên ép buộc trẻ nhỏ ăn quá nhiều. Thay vào đó, hãy tạo điều kiện cho bé tự quyết định lượng thức ăn cần ăn dựa trên cảm giác no của mình.
Phụ huynh nên động viên bé trong lúc ăn
Đồng thời, bố mẹ hãy khuyến khích bé nhận biết được khi nào là đủ để bé phát triển khả năng tự điều chỉnh khẩu phần ăn. Để thực hiện, mẹ nên cho bé thời gian để ăn chậm và chú ý đến cảm giác no của con mình.
9. Tạo một môi trường tích cực xung quanh bữa ăn của bé
Thay vì áp đặt về khả năng ăn uống của bé, bố mẹ hãy tạo niềm vui và khích lệ bé trong quá trình ăn uống. Bố mẹ có thể dành những lời khen khi bé chịu thưởng thức một món ăn mới, ôm, hôn hay cho một món quà nhỏ để tạo động lực và sự hứng thú cho bé.
10. Xay nhuyễn thức ăn với bé mới tập ăn dặm
Thói quen ăn dặm giúp trẻ phát triển kỹ năng nhai, nuốt và tiếp cận với những thực phẩm mới. Tuy nhiên, bố mẹ cần đảm bảo vệ sinh khi xay nhuyễn thức ăn cho bé. Mẹ cũng có thể thêm một ít nước hoặc sữa để làm cho thức ăn mềm mượt hơn.
Phụ huynh nên tập cho bé ăn dặm từ sớm
Mẹ hãy bắt đầu xay nhuyễn các thực phẩm dễ tiêu hoá như rau, thịt mềm. Dần dần, mẹ có thể tiến hành xay nhuyễn những thực phẩm có cấu trúc và kết cấu khác nhau để bé được trải nghiệm đa dạng hương vị và chất dinh dưỡng.