7 CÁCH CHĂM SÓC TRẺ BỊ NGHẸT MŨI TẠI NHÀ HIỆU QUẢ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị nghẹt mũi. Để chữa nghẹt mũi an toàn cho trẻ, hôm nay YoBite sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh một số cách điều trị sổ mũi cho bé đơn giản tại nhà.

1. Nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi

Thời tiết thay đổi 

Khi thời tiết thay đổi giao mùa hoặc chuyển từ nóng sang lạnh dễ làm trẻ bị nghẹt mũi. Bố mẹ cần chú ý giữ ấm cho cơ thể của trẻ bằng cách mặc thêm áo, hoặc đi tất chân. Trước khi bé ngủ, mẹ nên thoa cho bé một ít dầu tràm vào khăn quàng cổ để bé dễ thở hơn hoặc thoa vào lòng bàn chân của bé.

Bệnh lý về hô hấp

Các bệnh lý về đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, ho,… dễ khiến trẻ bị nghẹt mũi. Đối với các bệnh về đường hô hấp, mẹ nên cho trẻ thăm khám tại bệnh viện và không được tự ý điều trị tại nhà.

Dị vật ở mũi

Trẻ bị nghẹt mũi có thể là do dị vật ở mũi như hạt đậu, nút áo, viên bi, sỏi, bỏng ngô,… Điều này không chỉ gây sổ mũi ở trẻ mà con gây nguy hiểm cho bé nếu không phát hiện kịp thời.

tre-bi-nghet-mui-1Nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi 

2. 7 cách điều trị trẻ bị nghẹt mũi tại nhà hiệu quả

Nhỏ nước muối sinh lý 

Khi trẻ bị nghẹt mũi, mẹ nhỏ nước muối sinh lý cho bé giúp bé đào thải dịch nhầy, làm sạch mũi, thông mũi của bé. Mẹ nên nhỏ mũi 3 – 5 lần/ngày và làm liên tục trong vòng 4 ngày sẽ đảm bảo hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này thực hiện trong thời gian dài dễ gây khô mũi và làm trẻ trở nên nhạy cảm vì thế phụ huynh không nên làm dụng. Để thực hiện, mẹ lưu ý cho bé nằm ngửa, nhỏ mỗi bên một vài giọt, chờ khoảng vài phút và lau sạch nước muối thừa bị chảy ra.

tre-bi-nghet-mui-2Mẹ nhỏ nước muối sinh lý khi trẻ bị nghẹt mũi 

Massage cánh mũi 

Phương pháp massage cánh mũi mẹ nên thực hiện sau khi đã nhỏ nước muối sinh lý cho bé. Phương pháp này sẽ thực hiện bằng cách dùng ngón tay cái và ngón tay trẻ chà nhẹ vào 2 bên cánh mũi. Mẹ thực hiện massage mũi nhiều lần sẽ mũi bé được lưu thông, thở dễ dàng hơn và hạn chế được tình trạng trẻ bị nghẹt mũi.

Xông hơi 

Khi trẻ bị nghẹt mũi do cảm lạnh, việc xông hơi sẽ có tác dụng làm loãng dịch nhầy, giảm ho và làm ấm mũi. Mẹ xông hơi cho bé bằng các xả nước nóng vào chậu, cho trẻ ngồi xông nhưng cần chú ý không cho trẻ chạm vào nước vì rất dễ bị bỏng. Xông hơi không những làm giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở, giảm ho mà còn giúp điều trị bệnh viêm thanh quản ở trẻ.

Cho bé ngủ tư thế phù hợp 

Trẻ bị nghẹt mũi dẫn đến giấc ngủ của bé không được ngon giấc. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ của bé, mẹ nên đặt một chiếc gối hoặc nệm dưới phần đầu và vai của bé cao hơn phần người. Tư thế ngủ này có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi, thông thoáng mũi của bé.

Hút dịch mũi 

Ba mẹ nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý vào một lỗ mũi, đợi khoảng 30 giây để loãng dịch mũi. Sau đó, mẹ bịt lỗ mũi còn lại, dùng dụng cụ hút mũi để tiến hành hút dịch. Lưu ý, ba mẹ chỉ nên sử dụng cách này khi khoang mũi có quá nhiều dịch nhầy. Bởi cách làm này dễ khiến bé khó chịu và làm tổn thương cho xoang mũi của trẻ.

tre-bi-nghet-mui-3Phương pháp hút dịch mũi cho trẻ bị nghẹt mũi 

Mở máy cấp ẩm trong phòng 

Sử dụng máy giữ ấm không khí sẽ giúp lỗ mũi của bé cảm thấy thoải mái, giảm bớt tình trạng đau rát, nghẹt mũi và khó thở. Mẹ nên đặt máy giữ ẩm không khí ở khoảng cách vừa đủ để sương có thể bay đến chỗ ngủ của trẻ. Mẹ nên thay nước trong máy mỗi ngày, đồng thời làm sạch để tránh vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

Vỗ lưng 

Bên cạnh những phương pháp tác động tới mũi, đường thở thì mẹ có thể vỗ lưng cho bé. Bố mẹ đặt trẻ nằm sấp, giữ bé 1 tay và tay còn lại sẽ vỗ nhẹ nhàng vào lưng bé. Thực hiện việc này liên tục giúp làm khai thông đường hô hấp, giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ.

tre-bi-nghet-mui-4Mẹ vỗ lưng nhẹ khi trẻ bị nghẹt mũi 

Kết luận

Trẻ bị nghẹt mũi khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Hy vọng những cách điều trị mà YoBite vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp bố mẹ trong việc chăm sóc bé. Nếu triệu chứng không thuyên giảm, bố mẹ phải đưa con đến cơ sở ý tế để thăm khám và điều trị sớm.