HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH ĂN DẶM CHO BÉ THEO TỪNG ĐỘ TUỔI

Trong những giai đoạn đầu đời, việc cho bé ăn dặm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Hôm nay, hãy cùng YoBite tìm hiểu quy trình ăn dặm cho bé đúng cách ngay bên dưới nhé!

1. Hướng dẫn cho trẻ từ 0 – 4 tháng tuổi ăn dặm 

Vào giai đoạn trẻ từ 0 – 4 tháng tuổi, trẻ sẽ có phản xạ tự tìm đến núm vú của mẹ để được bú. Vì vậy đối với quy trình ăn dặm cho bé trong 4 tháng đầu mẹ chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ. Mẹ cần theo dõi lượng sữa khi cho bé bú bởi mỗi bé có thể trạng khác nhau nên mẹ chỉ cần cố gắng cho bé bú no nhất là được.

quy-trinh-an-dam-cho-be-1Quy trình ăn dặm cho bé từ 0 – 4 tháng tuổi 

Ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên tuyệt đối mẹ không cho bé ăn dặm trong giai đoạn này. Những thức ăn đặc khi đưa vào cơ thể bé sẽ khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương.

2. Hướng dẫn cho trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi ăn dặm

Khi bước sang 4 – 6 tháng tuổi, trẻ có một số dấu hiệu báo hiệu với các mẹ bé đã sẵn sàng để ăn dặm. Một số dấu hiệu mẹ có thể nhận biết như:

  • Trẻ ngồi thẳng và ngẩng cao đầu
  • Trẻ tăng cân đáng kể
  • Trẻ hay ngậm thìa và cho thức ăn vào sâu trong miệng

Quy trình ăn dặm cho bé trong giai đoạn này mẹ vẫn tiếp tục bổ sung dinh dưỡng cho con bằng sữa mẹ. Thêm vào đó, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm các loại rau củ hoặc trái cây xay nhuyễn hoặc các loại ngũ cốc giàu chất sắt. Mẹ có thể bắt đầu với 1 muỗng ngũ cốc xay nhuyễn kết hợp với  4 -5 thìa sữa mẹ, sau đó cho trẻ ăn 2 lần trên ngày.

3. Hướng dẫn cho trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi ăn dặm 

Bé từ 6 – 8 tuổi mẹ có thể kết hợp luân phiên giữa việc cho bé bú sữa mẹ và ăn dặm. Các thực phẩm mẹ có thể đưa vào khẩu phần ăn dặm của trẻ như trái cây xay nhuyễn, sinh tố, rau củ xay nhuyễn (cà rốt, súp lơ, khoai lang,..), các loại thịt xay (gà, bò, lợn), các loại sữa chua khô và ngũ cốc tăng cường. Ban đầu mẹ có thể bắt đầu với 1 thìa trái cây sau đó tăng dần lên 2 – 3 thìa trong bồn lần cho ăn hay 3 -9 thìa ngũ cốc trong 2 hoặc 3 lần cho ăn.

quy-trinh-an-dam-cho-be-2Quy trình ăn dặm cho bé từ 6 – 8 tháng tuổi 

Khi cho bé ăn dặm mẹ nên theo dõi bé có biểu hiện là bị dị ứng với thức ăn không. Nếu trẻ có biểu hiện khác thường mẹ nên ngừng cho bé ăn dặm và đưa bé ra cơ sở y tế thăm khám nhé.

4. Hướng dẫn cho trẻ từ 8 -10 tháng tuổi ăn dặm

Trong quy trình ăn dặm cho bé từ 8 – 10 tháng tuổi, bé đã có thể ăn các loại thức ăn đặc hơn và có những dấu hiệu:

  • Tự cầm, bốc thức ăn bằng ngón cái và ngón trỏ
  • Bỏ mọi thứ vào miệng
  • Cầm nắm thức ăn, di chuyển thức ăn từ tay này sang tay kia.

Mẹ vẫn nên duy trì cho bé uống sữa mẹ và cho trẻ ăn thêm một số thực phẩm như:

  • Phô mai tươi, sữa tươi nguyên chất
  • Rau củ nghiền (cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ,…)
  • Trái cây nghiền (chuối, bơ, lê,…)
  • Sữa chua khô 
  • Ngũ cốc yến mạch
  • Các loại thịt xay nhuyễn
  • Các loại đậu (đậu lăng, đậu phụ,…)

Khi cho bé ăn dặm, mẹ nhớ theo dõi biểu hiện của bé có dị ứng với thực phẩm nào không để kịp thời loại bỏ ra khẩu phần ăn của bé nhé.

5. Hướng dẫn cho trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi ăn dặm 

Khi bé 10 – 12 tháng tuổi, hệ tiêu hóa bắt đầu hoàn thiện và trẻ có thể nuốt thức ăn dễ dàng hơn, bên cạnh đó răng cũng bắt đầu mọc răng và không cần dùng lưỡi để cố gắng đẩy thức ăn ra khỏi miệng.  Ở quy trình ăn dặm cho bé này, mẹ có thể chuyển hoàn toàn cho bé sang chế độ ăn dặm bằng cách cho bé ăn phô mai tiệt trùng, sữa chua, sữa chua khô, rau củ nghiền, trái cây nghiền, ngũ cốc, cháo ăn dặm.

quy-trinh-an-dam-cho-be-3Quy trình ăn dặm cho bé từ 10 – 12 tháng tuổi 

6. Kết luận 

Giai đoạn ăn dặm có vai trò quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện. Nếu quy trình ăn dặm cho bé không đúng cách có nguy cơ trẻ bị thiếu dưỡng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm phát triển. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm thông tin cần thiết trong việc chăm sóc bé.