Trẻ bị chàm sữa: nguyên nhân và cách điều trị tại nhà

Trẻ bị chàm sữa là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là tình trạng viêm da, thường xuất hiện ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm. Hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị có thể giúp cha mẹ chăm sóc bé tốt hơn, giảm bớt các triệu chứng khó chịu.

1. Nguyên nhân trẻ bị chàm sữa

Chàm sữa còn có tên gọi khác là lác sữa – giai đoạn đầu tiên của căn bệnh chàm thể tạng. Bệnh này thường có ở trẻ sau khi sinh khoảng sáu tháng tuổi và có ở cả trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Tình trạng phổ biến nhất chính là trẻ lác sữa ở mặt, hai má và lan ra tay chân hay cơ thể. Lúc mới phát bệnh, cơ thể trẻ chỉ xuất hiện nốt hồng rồi chuyển thành mụn nước có màu đỏ sau đó nứt da và tiết dịch, có vảy và bong tróc.

tre-bi-cham-sua-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-tai-nha

Trẻ bị chàm sữa

Trẻ bị chàm sữa thường do nhiều yếu tố khác nhau gây nên:

  • Di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng. Nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc các bệnh về da như viêm da dị ứng hoặc hen suyễn, thì nguy cơ trẻ bị chàm sữa sẽ cao hơn.
  • Yếu tố môi trường: Khói bụi, ô nhiễm không khí, thời tiết lạnh hoặc quá khô cũng là những nguyên nhân làm da trẻ nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng.
  • Thức ăn: Một số trẻ có thể bị dị ứng với sữa mẹ, sữa công thức hoặc các thức ăn khác mà mẹ tiêu thụ.
  • Hệ miễn dịch yếu: Ở trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện có thể khiến da dễ bị kích ứng và viêm.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm sữa

Trẻ bị chàm sữa thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Da khô, bong tróc ở các vùng như má, trán, cổ, và đôi khi là chân tay.
  • Xuất hiện các mảng đỏ hoặc sần sùi trên da, có thể gây ngứa.

tre-bi-cham-sua-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-tai-nha

Bé xuất hiện mẩn đỏ

  • Bé có biểu hiện khó chịu, hay gãi hoặc cọ sát vào vật dụng.

3. Cách điều trị chàm sữa tại nhà

Khi trẻ bị chàm sữa, ba mẹ chủ yếu tập trung vào việc làm dịu các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng trở nên nặng hơn. Dưới đây là một số biện pháp ba mẹ có thể áp dụng tại nhà:

  • Giữ cho da bé luôn ẩm: Việc giữ ẩm da là quan trọng nhất trong điều trị chàm sữa, có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh, không chứa hương liệu hoặc chất kích ứng.
  • Tắm nước ấm: cho bé tám với nước ấm nhưng tránh quá nóng vì sẽ làm da bé khô và dễ bị kích ứng hơn.
  • Sử dụng xà phòng dịu nhẹ: Khi tắm cho bé,ba mẹ nên chọn loại xà phòng không chứa hương liệu và hóa chất mạnh
  • Quần áo mềm mại, thoáng mát: Cho bé mặc quần áo làm từ chất liệu cotton mềm, thoáng khí để giảm sự cọ sát lên da trẻ.

tre-bi-cham-sua-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-tai-nha

Chọn quần áo mềm mại cho bé

  • Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ: Nếu bé đang bú mẹ, mẹ nên xem xét lại chế độ ăn uống, tránh những thức ăn có khả năng gây dị ứng như sữa bò, trứng, hải sản, đậu phộng.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ: Hạn chế bụi bẩn, khói thuốc và các yếu tố có thể gây kích ứng da trong môi trường sống của bé.

4. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Trong một số trường hợp, mặc dù đã thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà, trẻ bị chàm sữa vẫn có thể không cải thiện hoặc thậm chí trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu thấy da bé có dấu hiệu nhiễm trùng như mụn mủ, sốt hoặc vùng da bị viêm ngày càng lan rộng, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời.

5. Kết luận

Trẻ bị chàm sữa là hiện tượng phổ biến, nhưng nếu được chăm sóc đúng cách, tình trạng này sẽ dần được kiểm soát và cải thiện. Việc giữ ẩm da, tắm đúng cách và lựa chọn thực phẩm phù hợp là những biện pháp hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng tại nhà. Nếu các triệu chứng không giảm hoặc nặng hơn, nên đưa bé đến cơ sở y tế để được tư vấn chuyên môn.