Khi nào nên tẩy giun cho trẻ?

Tẩy giun cho trẻ là một biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe, giúp trẻ phát triển toàn diện, tránh các vấn đề suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa do nhiễm ký sinh trùng. Trong bài viết này, bố mẹ hãy cùng YoBite tìm hiểu khi nào nên tẩy giun cho trẻ nhé. 

1. Dấu hiệu trẻ bị nhiễm giun

Nhiễm giun thường gặp ở trẻ em do hệ miễn dịch và đường ruột của trẻ còn yếu, dễ bị ảnh hưởng từ các nguồn lây nhiễm giun như thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc môi trường không sạch sẽ. Một số loại giun ký sinh phổ biến bao gồm giun đũa, giun kim, giun móc,… Các loại giun này phát triển mạnh trong đường ruột và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ.a

Cha mẹ cần quan sát các dấu hiệu sau để phát hiện sớm tình trạng nhiễm giun ở trẻ:

  • Trẻ thường xuyên đau bụng quanh vùng rốn, bụng ỏng, cơ thể gầy yếu.
  • Rối loạn tiêu hóa: phân lỏng, có thể nôn hoặc đi ngoài ra giun.
  • Khó ngủ, quấy khóc vào ban đêm, ngứa hậu môn.
  • Trẻ bị thiếu máu, thiếu dinh dưỡng dù ăn uống đầy đủ.
  • Trẻ có da xanh xao, mệt mỏi, sức đề kháng kém.
  • Bé gái có thể bị ngứa, mẩn đỏ quanh vùng âm đạo do nhiễm giun kim.

tay-giun-cho-tre-1  Dấu hiệu trẻ bị nhiễm giun

2. Tẩy giun cho trẻ thời gian nào là tốt nhất?

Việc tẩy giun cho trẻ có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ, bác sĩ khuyên nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun sau bữa sáng. Thuốc tẩy giun hiện nay thường chứa hai hoạt chất chính là albendazolmebendazol, trong đó mebendazol được sử dụng phổ biến vì an toàn và dễ dùng, không cần nhịn ăn hoặc dùng thuốc xổ kèm theo.

Đối với trẻ trên 2 tuổi, việc tẩy giun định kỳ là cần thiết. Trẻ dưới 2 tuổi hoặc phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, không nên tự ý sử dụng thuốc tẩy giun mà cần có sự chỉ định của bác sĩ.

tay-giun-cho-tre-2Khi nào nên tẩy giun cho trẻ

3. Cách phòng ngừa nhiễm giun ở trẻ

Phòng ngừa nhiễm giun là biện pháp quan trọng không chỉ giúp hạn chế tình trạng nhiễm giun mà còn bảo vệ sức khỏe tổng thể cho trẻ. Cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:

Vệ sinh ăn uống

  • Thực phẩm của trẻ cần được nấu chín, trái cây phải rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn.
  • Chỉ cho trẻ uống nước đã đun sôi hoặc nước đảm bảo vệ sinh.

Vệ sinh cơ thể

  • Tập cho trẻ thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Cắt móng tay thường xuyên cho trẻ, đảm bảo không để trẻ ngậm mút tay.

Vệ sinh đồ chơi và môi trường sống

  • Đồ chơi của trẻ cần được rửa sạch thường xuyên, khu vực vui chơi cần được dọn dẹp, lau rửa định kỳ.
  • Nếu sống ở vùng nông thôn, cha mẹ cần chú ý xử lý phân đúng cách, không để trẻ vui chơi trên đất cát gần khu vực nuôi trồng.

tay-giun-cho-tre-3Phòng ngừa nhiễm giun ở trẻ 

5. Kết luận

Tẩy giun cho trẻ là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị nhiễm giun, giúp trẻ tránh các bệnh tật nguy hiểm và phát triển khỏe mạnh. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ, cha mẹ nên thực hiện tẩy giun định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ và duy trì các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.