Dinh dưỡng ở trẻ em là yếu tố cực kỳ quan trọng để bé có một cơ thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Ở mỗi độ tuổi, các bé cần có những “bí kíp” để được cung cấp dinh dưỡng một cách đầy đủ. Hãy cùng YoBite tìm hiểu xem những bí quyết dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe cho trẻ em qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ em hiện nay
Ngày nay, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở dưới 5 tuổi ở Việt Nam đánh giá đã giảm nhanh và duy trì bền vững trong nhiều năm. Mặc dù vậy, con số trẻ em có hiện tượng suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức báo động, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi. Theo một nghiên cứu gần đây tại nhiều tỉnh thành, cứ 4 trẻ em thì sẽ có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi.
Ngoài ra, tình trạng thừa cân ở trẻ em vẫn không có dấu hiệu giảm dần khi con số ước tính lên đến 10%. Đa số bậc phụ huynh có sự quan tâm để cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cho con trẻ tiếp nạp năng lượng. Tuy nhiên các chế độ ăn uống vẫn chưa đủ lành mạnh, cũng như thừa chất dinh dưỡng khiến nhiều bé gặp phải tình trạng thừa cân, gây nên nhiều bệnh liên quan đến sức khoẻ.
Hiện nay nhiều bé nhỏ gặp phải vấn đề về dinh dưỡng
Vì vậy, cha mẹ nên có sẵn cho mình những bí kíp để bé có thể phát triển khoẻ mạnh. Mỗi bé sẽ có một cơ thể cũng như khả năng phát triển khác nhau, nên cha mẹ cần đặc biệt quan sát đến bé nhỏ, từ đó có thể đem đến một thực đơn vừa đủ dinh dưỡng, vừa tăng cường sức khỏe cho các bé yêu.
2. Bí quyết dinh dưỡng cho trẻ em
Cung cấp chế độ ăn uống đa dạng
Một bữa ăn dinh dưỡng được cấu tạo từ 4 nhóm chất: Carbohydrate (ngũ cốc), protein (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,…), chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật) và nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ (rau, củ, quả).
Vì vây, trẻ em cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác nhau, bao gồm các loại rau củ quả, đạm, tinh bột và chất béo. Để trẻ em thể thưởng thức chế độ ăn uống, bố mẹ nên chế biến món ăn thật ngon miệng. Ngoài ra, lựa chọn và chế biến thực phẩm, tươi, ngon để đảm bảo giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm và giúp bé yêu có một bữa ăn ngon miệng hơn.
Tăng cường sử dụng chất đạm
Chất đạm là một thành phần thiết yếu trong chế độ ăn của trẻ, vì nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của cơ thể trẻ nhỏ. Chất đạm cung cấp cho cơ thể lượng axit amin vừa đủ để phục hồi tế bào, tăng cường cơ bắp, cải thiện hệ miễn dịch cũng như chức năng các cơ quan khác trong cơ thể bé.
Sữa chua sấy cũng là nguồn đạm tuyệt vời để bé phát triển khoẻ mạnh
Các nguồn chất đạm được nhiều gia đình biết đến là thịt, cá, trứng, đậu và các sản phẩm từ đậu. Ngoài ra, sữa và sữa chua sấy cũng là một nguồn cung cấp chất đạm mà không phải cha mẹ nào cũng biết. Để trẻ nhỏ được cung cấp chất đạm cần thiết cho cơ thể, phụ huynh có thể kết hợp nguồn thực phẩm dinh dưỡng này cùng với các món ăn hàng ngày để kích thích vị giác và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Cung cấp đủ vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất là những thành phần không thể thiếu sự phát triển toàn diện cũng như duy trì hoạt động chức năng của cơ thể. Các loại vitamin cần thiết như vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, cùng với các khoáng chất như sắt, canxi, magie, kẽm và iot đều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng, và giúp trẻ phát triển thể chất và trí tuệ tối đa.
Các nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh tươi, trái cây, thịt, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua sấy đều là những nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Tuy nhiên, việc lựa chọn các nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng phải được đồng thời với việc kiểm soát lượng đường và chất béo, để đảm bảo chế độ ăn uống của trẻ không chứa quá nhiều những thành phần có hại cho sức khỏe.
Giảm thiểu sử dụng đường và chất béo
Giảm thiểu sử dụng đường và chất béo là một lựa chọn thông minh để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Quá nhiều đường và chất béo trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như béo phì, tiểu đường, và bệnh tim mạch ở trẻ nhỏ.
Cha mẹ nên hạn chế cho bé thưởng thức thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo
Việc mất kiểm soát lượng đường và chất béo sẽ gây nên nhiều tác hại. Vì vậy, bố mẹ cần hạn chế sử dụng chúng trong chế độ ăn uống của trẻ, đồng thời tìm các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như rau củ quả, thịt, cá, và sữa chua sấy. Bằng cách tạo ra một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý, bố mẹ đang đóng góp để giúp bé yêu phát triển một lối sống lành mạnh và duy trì sức khỏe tốt.
Tăng cường sức khỏe cho trẻ em
Vận động là một yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí lực. Nó giúp trẻ tiêu hao năng lượng dư thừa, tăng cường sức đề kháng, và duy trì sức khỏe. Chính vì thế, cha mẹ nên khuyến khích trẻ rèn luyện thói quen vận động thường xuyên.
Có nhiều hoạt động vận động đơn giản, vừa sức như đi bộ, làm việc nhà, leo cầu thang… mà trẻ có thể tham gia. Ngoài ra, luyện tập đúng cách các môn thể thao ngoài trời cũng rất cần thiết. Khoảng 1-2 giờ mỗi ngày dành cho hoạt động vận động sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và tạo được thói quen lành mạnh cho sức khỏe sau này của bé nhỏ.
3. Bí quyết tăng cường sức khỏe cho trẻ em
Đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng
Giấc ngủ là yếu tố cực kỳ quan trọng để trẻ phát triển một cách tối đa. Thời lượng giấc ngủ cần thiết của bé yêu sẽ khác nhau theo từng độ tuổi. Theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, trẻ từ 1 đến 2 tuổi cần ngủ khoảng 11-14 giờ mỗi ngày, trẻ từ 3 đến 5 tuổi cần ngủ khoảng 10-13 giờ, và trẻ từ 6 đến 12 tuổi cần ngủ khoảng 9-12 giờ.
Để giúp trẻ có giấc ngủ ngon, các bậc phụ huynh nên đảm bảo môi trường yên tĩnh, thoáng mát và không gây ra ồn ào để bé có thể tận hưởng giấc ngủ.
Một giấc ngủ ngon sẽ cho bé nhiều năng lượng để vận động cơ thể
Quan tâm đến tình trạng sức khỏe của trẻ
Để đảm bảo trẻ phát triển tốt và khỏe mạnh, các bậc phụ huynh nên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ thường xuyên. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn trẻ đang phát triển, khi hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Nếu thấy trẻ bị ốm hoặc có triệu chứng bất thường nào khác, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Tư vấn cho trẻ về những thói quen tốt cho sức khỏe
Cha mẹ nên tư vấn và tập cho trẻ về những thói quen tốt cho sức khỏe, bao gồm ăn uống lành mạnh, vận động thể chất đều đặn và giữ vệ sinh cá nhân. Đặc biệt, trẻ nên được giáo dục kỹ lưỡng về những thói quen ăn uống lành mạnh, vì tiêu thụ quá nhiều nhiều thực phẩm như đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ uống có ga sẽ gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe của bé.
Trẻ nên được tập những thói quen tốt từ sớm
Thúc đẩy tình bạn, tình yêu và sự yêu thương của gia đình
Gia đình là nơi trẻ có thể tìm thấy sự ủng hộ và an toàn để phát triển tốt nhất. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ em sống trong một gia đình ấm áp, đầy tình cảm sẽ có khả năng phát triển tốt hơn, tăng cường sự tự tin và trải nghiệm cuộc sống tích cực. Vì vậy, bố mẹ nên dành một chút thời gian để tạo ra một môi trường gia đình ấm áp, nơi trẻ cảm thấy yêu thương và được quan tâm đến.
Cha mẹ nên dành nhiều thời gian chơi chung với bé
Thúc đẩy các kỹ năng xã hội và tình cảm là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Trẻ cần phải có cơ hội học hỏi và tìm hiểu những kỹ năng xã hội để phát triển tinh thần lẫn thể chất. Cha mẹ cũng có thể tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động nhóm, tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và gia đình để giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và tình cảm.
4. Kết luận và những lời khuyên cho các bậc phụ huynh
Để trẻ khoẻ mạnh, bố mẹ không những cần tạo một chế độ dinh dưỡng hợp lý mà còn tạo cho bé một môi trường để bé vận động và vui chơi. Nếu bé không được cung cấp đầy đủ 1 trong 2 yếu tố trên, bé sẽ gặp phải những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần lẫn vận động.