Táo bón là một vấn đề phổ biến ở trẻ em gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Mẹ cần hiểu rõ về tình trạng táo bón ở trẻ, các dấu hiệu để đưa trẻ đi khám kịp thời.
1. Trẻ bị táo bón được hiểu như thế nào?
Táo bón là tình trạng khi trẻ gặp khó khăn trong việc đi tiêu, thường kèm theo việc phân trở nên cứng và khô. Trẻ bị táo bón có thể đi tiêu không đều, từ ba lần một tuần trở xuống, hoặc gặp khó khăn trong việc đi tiêu mỗi lần. Táo bón có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thiếu nước, hoặc những vấn đề về sức khỏe khác.
Trẻ bị táo bón
2. Dấu hiệu trẻ bị táo bón
Mẹ có thể nhận biết trẻ bị táo bón dựa vào một số dấu hiệu dưới đây:
Trẻ ít đi ngoài
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi sẽ đi ngoài từ 2-3 lần/ngày. Vì vậy, nếu mẹ thấy số lần đi ngoài của con nhỏ hơn 2 lần. ngày có thể trẻ đang bị táo bón.
Trẻ đi ngoài khó khăn
Một trong những dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị táo bón đó là đi ngoài gặp rất nhiều khó khăn. Khi đi ngoài, trẻ cảm thấy khó khăn, mặt ứng đỏ, thậm chí gồng mình hoặc quấy khóc. Phân của trẻ cũng có màu sẫm lạ, khô cứng
Trẻ biếng ăn, quấy khóc
Trẻ bị táo bón không đào thải các chất cặn bã ra ngoài được khiến chất độc tích tụ lâu ngày dẫn đến trẻ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy biếng ăn, quấy khóc, tỉnh giấc vào ban đêm.
Trẻ bị khó tiêu
Khi lượng thực ăn được nạp vào cơ thể trẻ không tiêu hóa được sẽ khiến trẻ bị đầy hơi và chướng bụng. Mẹ có thể cảm thấy được bụng bé hơi căng cứng, xì hơi mùi nặng….
Dấu hiệu trẻ bị táo bón
3. Khi nào đưa trẻ bị táo bón đi khám?
Táo bón là bệnh lý thường gặp phổ biến ở các bé, tuy nhiên nếu tình trạng táo báo của trẻ và xuất hiện một số triệu chứng nghiêm trọng mẹ cần đưa trẻ đi khám kịp thời:
Táo bón kết hợp với nôn
Khi lượng lớn chất cặn bã không được đào thải, tắc nghẽn trong đại tràng, bé đi ngoài sẽ cảm thấy buồn nôn. Lúc này bố mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám kịp thời.
Trẻ bị táo bón có phân lẫn máu
Một dấu hiệu nghiêm trọng mẹ cần đưa bé đi khám đó là trẻ đi ngoài có phân lẫn máu. Đây có thể là triệu chứng của bệnh loét dạ dày, vết nứt hậu môn hoặc các bệnh lý liên quan đến ruột.
Trẻ bị táo bón kèm đau bụng kéo dài
Trẻ bị táo bón thường xuất hiện vài cơn bụng vì phân tích tụ trong đường ruột quá nhiều. Tuy nhiên nếu tình trạng đau bụng của trẻ liên tục kéo dài, đột ngột và ngày càng dữ dội mẹ cần đưa bé đi cơ sở y tế ngay để tránh các biến chứng tắc ruột, viêm tụy, viêm ruột thừa,….
Khi nào nên đưa trẻ đi khám táo bón
4. Kết luận
Trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. YoBite hy vọng với những dấu hiệu mà YoBite chia sẻ sẽ giúp các mẹ phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng táo bón của bé.