KHI NÀO NÊN CHO BÉ ĂN BỮA PHỤ? BỮA PHỤ NÊN CHO BÉ ĂN GÌ?
Ngoài những bữa ăn chính, các bữa phụ cho bé rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vậy khi nào nên cho bé ăn bữa phụ và mẹ nên cho bé ăn gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Trẻ bao nhiêu tháng tuổi cần bổ sung bữa phụ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 7 tháng tuổi trở đi, các mẹ đã có thể bổ sung cho trẻ những bữa ăn phụ bao gồm trái cây, sữa chua, sữa chua khô, phô mai,... Bữa ăn phụ sẽ dựa vào số lượng và độ tuổi của bé, không cần thiết là phải ăn các bữa phụ đầy đủ hay chế biến quá phức tạp. Đối với trẻ đủ cân nặng, mẹ vẫn nên bổ sung các bữa phụ cho bé vì ở độ tuổi này cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất.
Các bé ở độ tuổi 12 tháng tuổi trở đi, mẹ nên chuẩn bị 1 - 3 bữa phụ vào các buổi sáng, trưa, tối cho bé. Tuy nhiên, mỗi bé có thể khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng nên mẹ cần chú ý quan sát con có cần bổ sung bữa phụ hay không.
2. Khi nào nên cho bé ăn bữa phụ?
Các bữa phụ cho bé không nhất thiết là cố định trong một khoảng thời gian nhất định mà nó tùy thuộc vào các bữa ăn chính của từng bé. Mẹ không nên cho bé ăn sát với các bữa ăn chính, nên cách xa bữa chính khoảng từ 2 - 3 tiếng sẽ giúp bé hấp thụ dinh dưỡng từ bữa ăn chính tốt hơn. Điều này có nghĩa là nếu con ăn sáng lúc 8h thì mẹ nên bổ sung bữa phụ cho con lúc 10-11h. Còn nếu con ăn trưa lúc 12h thì 14h-15h là thời điểm con cần bổ sung bữa phụ. Và nếu bữa ăn tối của con lúc 18h thì 20h-21h mẹ cần bổ sung bữa phụ trước khi con ngủ.
3. Những lưu ý khi làm bữa phụ cho bé
Đảm bảo dinh dưỡng bữa ăn: Dù là bữa phụ nhưng mẹ cần phải đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho bé như chất béo, chất đạm, chất đường bột, vitamin và khoáng chất.
Tránh sử dụng các món ăn có sẵn: Những món ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ hay thức ăn chứa nhiều đường như kẹo, nước có ga đều là những món ăn nhẹ kém dinh dưỡng, dễ khiến bé bị tăng cân kém lành mạnh mà các mẹ cần hạn chế cho bé ăn.
Không tích trữ món phụ: Các bữa phụ cho bé mẹ chỉ được phép ăn trong ngày, mẹ hạn chế để sang ngày hôm sau bởi nó dễ bị ôi thiu khiến bé bị tiêu chảy.
Vệ sinh cho bé sau khi ăn: Mẹ nên vệ sinh tay và miệng của bé bằng khăn giấy ướt hoặc rửa qua với nước để tránh vi khuẩn phát triển.
4. Thực đơn các bữa phụ cho bé
Bánh pudding bí đỏ
Bí đỏ là thực phẩm chứa vitamin C dồi dào có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của trẻ. Đồng thời hàm lượng Beta-carotene có trong bí đỏ hoạt động như chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Với những lợi ích tuyệt vời trên mẹ nên bổ sung bánh pudding bí đỏ vào các bữa ăn phụ cho bé nhé.
Sữa chua khô
Đối với các mẹ không có quá nhiều thời gian thì sữa chua khô là lựa chọn hàng đầu bữa phụ cho bé. Sữa chua khô chứa hơn 10 tỷ lợi khuẩn probiotics giúp căng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ bé tiêu hóa khỏe và ngăn chặn các bệnh đường ruột. Đồng thời hàm lượng vitamin D, canxi có trong thực phẩm còn góp phần vào quá trình phát triển xương và răng ở trẻ.
Táo nghiền
Mẹ có thể làm bữa phụ cho bé đơn giản tại nhà với món táo nghiền. Trong táo chứa nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, tiêu chảy của bé. Đồng thời tạo còn giàu chất chống oxy hóa hỗ trợ bảo vệ bé khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Vitamin C có trong táo còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Sữa
Sữa cung cấp vitamin D3, canxi, protein và các axit amin quan trọng giúp bé phát triển cơ bắp, hỗ trợ xương chắc khỏe, phát triển chiều cao nhanh chọn. Lựa chọn 1 cốc sữa để bổ sung bữa phụ cho bé là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Hoa quả tươi
Các loại trái cây tươi bổ sung nhiều chất xơ, khoáng chất tự nhiên rất tốt cho hệ miễn dịch của bé. Mẹ nên bổ sung bữa phụ cho bé với các loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất như đu đủ, chuối, bơ, táo,...
5. Kết luận
Hy vọng những thông tin mà YoBite chia sẻ, các phụ huynh sẽ có những thực đơn bữa phụ cho bé đầy dinh dưỡng. Nếu mẹ gặp khó khăn trong việc cho bé ăn dặm thì hãy liên hệ với YoBite để được hỗ trợ nhé.