Thời tiết giao mùa là điều kiện thích hợp để virus gây thủy đậu phát triển, do đó phụ huynh cần chú ý các biểu hiện của trẻ bị thủy đậu để dễ dàng chăm sóc bé tại nhà.
1. Nguyên nhân và triệu chứng dẫn đến trẻ bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu (trái rạ, đậu mùa gà) do virus có tên Varicella Zoster gây ra, hay gặp ở trẻ dưới 10 tuổi. Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc với virus qua nước bọt, dịch tiết mũi hoặc dịch từ các nốt phỏng vỡ ra. Thủy đậu ở trẻ hay gặp trong độ tuổi từ 2 – 10 tuổi
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 – 14 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn gây bệnh và dưới đây là một số triệu chứng của trẻ bị thủy đậu
- Khởi phát: ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh, trẻ bị thủy đậu có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, nhưng có một số trường hợp trẻ không có triệu chứng khởi phát.
- Khi phát bệnh: Cơ thể trẻ bị thủy đậu sẽ xuất hiện những nốt ban phỏng nước (nốt rạ). Những nốt này nhỏ tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ và sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước, dịch trong, thường hay ngứa, có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể.
- Thời kỳ lui bệnh: các nốt rạ thường kéo dài khoảng 2 – 3 ngày rồi khô lại, đóng vảy và bong sau khoảng một tuần lễ. Trẻ bị thủy đậu sẽ giảm sốt, ăn uống và ngủ nghỉ bình thường.
2. Phụ huynh cần làm gì tại nhà để chăm sóc trẻ bị thủy đậu
Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng, do vậy khi trẻ bị thủy đậu, cha mẹ nên cách ly và trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn theo 5 bước sau:
- Thứ nhất, giữ vệ sinh cho trẻ bị thủy đậu: vệ sinh da sạch sẽ để tránh bội nhiễm vi khuẩn. Sau khi lau, tắm cho trẻ xong nên dùng vải thô sạch thấm khô da cho trẻ rồi mặc quần, áo rộng, thoáng, thấm hút mồ hôi.
- Thứ hai, vệ sinh môi trường nhằm hạn chế lây nhiễm bệnh. Cho trẻ nằm trong phòng riêng, thông thoáng, có ánh sáng mặt trời – tiêu diệt virus rất hiệu quả.
Vệ sinh môi trường sạch sẽ, khô thoáng cho trẻ bị thủy đậu
- Thứ ba, khi các nốt thủy đậu bị vỡ thì có thể dùng nước oxy già (H202) rửa, dùng bông vô trùng thấm khô. Khi dùng bông xong cho vào túi nilon buộc kín, rồi bỏ vào thùng rác có nắp đậy để tránh lây lan bệnh.
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ bị thủy đậu bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.; cắt móng tay cho trẻ để tránh việc trẻ gãi trầy xước các nốt phỏng
- Thứ tư, bổ sung thêm cho trẻ vitamin C; cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.
- Thứ năm, trường hợp trẻ sốt cao, có thể cho trẻ dùng các thuốc hạ sốt giảm đau theo liều lượng chỉ dẫn. Nên để nốt phỏng tự vỡ, tránh làm vỡ các nốt phỏng vì sẽ để lại sẹo và dễ bị bội nhiễm vi khuẩn. Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.
3. Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì
Trẻ bị thủy đậu nên tránh các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, tránh ăn thức ăn cay nóng và bổ dưỡng quá nhiều.
- Thức ăn cay, nóng: có thể gây đau nhức và viêm nhiễm nặng hơn, gia tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cho trẻ bị thủy đậu.
- Thực phẩm có chứa nhiều axit: Những thực phẩm chứa nhiều axit có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trong thời gian trẻ bị thủy đậu.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm họ cam, quýt trong thời gian trẻ bị thủy đậu.
- Thực phẩm cứng, giòn: hững thực phẩm này có thể làm nặng thêm tình trạng của trẻ bị thủy đậu, gây vỡ các bóng nước, làm tăng tình trạng lây lan các mụn nước và nguy cơ nhiễm trùng.
- Thức ăn mặn: khiến cho cơ thể trẻ bị thủy đậu nhanh bị mất nước và tình trạng ngứa ngáy của trẻ sẽ ngày càng nghiêm trọng.
- Chất béo bão hòa: Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, có thể làm tăng tình trạng viêm, làm cho các triệu chứng trở nên khó chịu hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe.
4. Kết luận
Trên đây đã tổng hợp toàn bộ các triệu chứng cũng như những cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu an toàn tại nhà. Phụ huynh hãy chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho trẻ để gia tăng “sức chiến đấu” chống lại virus gây bệnh và rút ngắn thời gian phục hồi trẻ bị thủy đậu.