KHI BÉ BẮT ĐẦU TẬP ĂN DẶM: DẤU HIỆU VÀ LỜI KHUYÊN QUAN TRỌNG

Giai đoạn ăn dặm không đơn thuần là cung cấp dinh dưỡng cho bé mà còn là nền tảng để bé phát triển thói quen ăn uống trong tương lai. Vậy mẹ đã biết khi nào bé bắt đầu tập ăn dặm hay chưa? Cùng YoBite tìm hiểu bài viết sau nhé!

Dấu hiệu cho biết bé đã sẵn sàng ăn dặm

1. Bé đủ tuổi

Độ tuổi của bé là dấu hiệu quan trọng để nhiều gia đình bắt đầu cho bé ăn dặm. Thông thường, bé từ 6 tháng tuổi đã khả năng tiếp nhận thực phẩm có kết cấu mềm.

be-bat-dau-tap-an-dam-1

Bé từ 6 tháng tuổi đã có thể ăn dặm

2. Sự quan tâm đến đồ ăn

Bé thể hiện sự tò mò và quan tâm đặc biệt đối với thức ăn bằng cách liếc nhìn đầy tò mò vào món ăn trong lúc bạn đang thưởng thức. Ngoài ra, các bé thường muốn cầm, nắm các thực phẩm và cảm nhận kết cấu của từng thực phẩm đó.

be-bat-dau-tap-an-dam-2

Bé hay tò mò về thực phẩm mới lạ

3. Có khả năng ngồi

Các bé đủ tuổi ăn dặm thường sẽ có tư thế ngồi ổn định. Bé sẽ tự duy trì tư thế ngồi mà không cần sự hỗ trợ của ba mẹ. Một khi bé có thể ngồi vững chắc, trẻ có thể tập trung vào việc ăn một cách hiệu quả mà không phải lo lắng về việc giữ thăng bằng.

be-bat-dau-tap-an-dam-3

Mẹ có thể cho bé tập ngồi trước khi ăn dặm

Khi bé đã có khả năng ngồi vững, mẹ có thể cho bé tập ngồi ghế ăn dặm. Những chiếc ghế này an toàn và có mục đích chính là giữ thăng bằng cho bé. Bé chỉ cần giữ cổ vững, và sau khoảng 2 tuần là đã có thể bắt đầu quen với việc ăn mới lạ này.

4. Biết cách nhai, nuốt thực phẩm

Một khi bé đã có thể ăn dặm, các bé thường thể hiện khả năng nhai thức ăn bằng cách di chuyển miệng một cách linh hoạt và nhẹ nhàng, thay vì chỉ mở miệng và đóng miệng. Bé cũng có kiểm soát tốt hơn trong việc nuốt thức ăn khi không đẩy thức ăn ra ngoài miệng.

be-bat-dau-tap-an-dam-4

Bé bắt đầu muốn ăn nhiều thực phẩm hơn

Trẻ nhỏ đã có sự quyết đoán hơn trong việc cầm thức ăn, đưa thức ăn vào miệng và thậm chí là việc nhấm nháp thức ăn một cách tự tin. Đồng thời, khi nhai bé thường không gặp vấn đề ho hay sổ mũi, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang đang tiếp tục khám phá thực phẩm mới.

Lời khuyên cho phụ huynh khi bé bắt đầu tập ăn dặm

1. Bắt đầu bằng thực phẩm dễ tiêu hoá

Khi bé mới bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển toàn diện và còn thực phẩm với một số thực phẩm. Vì vậy, mẹ phải tìm hiểu kỹ các loại thực phẩm phù hợp cho bé ăn dặm vì mới bắt đầu trẻ chỉ có thể hấp thu các thực phẩm mềm.

be-bat-dau-tap-an-dam-5

Bé bắt đầu tập ăn dặm với sữa chua khô

Để bắt đầu, bé có thể thử sức với các loại bột như bột gạo, bột khoai tây hay các loại rau củ được nghiền nhuyễn như cà rốt, khoai tây, bông cải xanh,… Bé cũng có thể ăn dặm trong bữa ăn phụ với sữa chua khô – những viên yogurt khô giúp kích thích vị giác của bé.

2. Từ từ thêm thực phẩm mới

Khi bé đã quen với các thực phẩm có kết cấu mềm, mẹ có thể thêm các thực phẩm thô nhưng vẫn cắt hạt lựu để bé dễ tiêu hoá. Sau đó, nếu bé đã làm quen, mẹ có thể thay đổi thành kết cấu đặc hơn, và cho bé thử sức với nhiều nguồn dinh dưỡng để bé thích nghi với các hương vị mới.

3. Chuẩn bị thực phẩm đúng cách

Ngoài việc lựa chọn đúng thực phẩm, mẹ hãy xét đến các yếu tố khác để quá trình ăn dặm của bé thuận lợi hơn. Mẹ hãy chọn các thực phẩm tươi, ngon, được rửa sạch và nấu chín thật kỹ để đảm bảo an toàn dinh dưỡng cho các bé.

be-bat-dau-tap-an-dam-6

Lựa chọn nguyên liệu tươi khi bé bắt đầu tập ăn dặm

Để nghiền nhuyễn thực phẩm, nếu mẹ không tự tin với lực tay, hãy sử dụng máy xay sinh tố để món ăn trông mịn hơn. Nếu có thể, hãy cho bé tham gia vào khâu lựa chọn thực phẩm để bé được chọn với các hương vị mà con thích.

4. Chú ý đến biểu hiện của bé

Khi bé bắt đầu tập ăn dặm, mẹ sẽ không tránh khỏi các biểu hiện bất thường như đỏ mặt, sưng môi, nôn, hoặc táo bón. Nếu xảy ra những triệu chứng này, hãy ngừng cho bé ăn và tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra giải pháp phù hợp.

5. Không ép bé ăn

Ép bé ăn không phải là phương pháp hiệu quả để tăng cường dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Việc tiếp xúc với thực phẩm mới cần nhiều thời gian, vì vậy hãy chia nhỏ các bữa ăn để bé không bị áp lực trong việc thưởng thức món ăn mới.

be-bat-dau-tap-an-dam-7

Không nên ép bé khi ăn

Việc thúc đẩy bé ăn trong thời gian dài sẽ xảy ra tình trạng bé chán ăn, hay gây nên các vấn đề về dinh dưỡng và sức khỏe tâm lý. Vì vậy, hãy để trẻ thoải mái nhất có thể trong việc ăn dặm và hấp thu những thực phẩm mới.

Kết luận

Giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm đánh dấu bước chuyển từ việc dựa vào sữa mẹ hoặc sữa công thức sang việc tự mình khám phá và tiếp xúc với ẩm thực đa dạng hơn. Vì vậy, việc cho bé ăn dặm đúng cách sẽ tạo môi trường vui vẻ và tích cực để bé phát triển tư duy về việc tiếp thu thực phẩm mới.