Nguyên nhân và cách khắc phục còi xương ở trẻ

Còi xương ở trẻ là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là ở lứa tuổi dưới 3 tuổi. Hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp cha mẹ chăm sóc sức khỏe xương của con tốt hơn, đảm bảo trẻ phát triển toàn diện. 

1. Nguyên nhân dẫn đến còi xương ở trẻ

Nguyên nhân chủ đạo gây ra bệnh còi xương là thiếu Vitamin D. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu canxi và phốt pho, hai khoáng chất cần thiết cho sự phát triển xương. Trẻ không được cung cấp đủ vitamin D qua chế độ ăn uống hoặc ánh nắng mặt trời dễ bị còi xương

nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-coi-xuong-o-treCòi xương ở trẻ do thiếu vitamin D

Ngoài vấn đề còi xương do thiếu Vitamin D bởi nguồn cung không đủ, bệnh còi xương còn do rối loạn chuyển hóa Vitamin D, khiến không đủ Vitamin D3 là loại tham gia vào quá trình chuyển hóa tạo xương.

2. Triệu chứng bệnh còi xương 

  • Toàn thân: còi xương ở trẻ thường có biểu hiện chán ăn, suy dinh dưỡng
  • Tại xương: Trẻ bị còi xương có biểu hiện tại xương sọ: Thóp chậm liền (hơn 1 tuổi mà thóp còn rộng), bờ thóp mềm, vòng đầu to, có bướu trán, bướu đỉnh. Trẻ chậm mọc răng, răng sâu, mọc không đều nhau. Tại xương chi: Chi cong,vòng cổ chân, vòng cổ tay. Lồng ngực hình ngực gà, có thể có chuỗi hạt sườn. Hậu quả dẫn đến trẻ chậm phát triển vận động như muộn biết bò, muộn biết đi.
  • Thần kinh: còi xương ở trẻ thường hay giật mình, ngủ không sâu giấc, hay vã mồ hôi ban đêm (mồ hôi trộm) dẫn đến rụng tóc gáy nhiều. Nếu bị nặng trẻ thường quấy khóc liên tục. Trong một vài trường hợp còi xương nặng có thể hạ Canxi máu khiến trẻ bị co giật, nôn nấc nhiều.

3. Cách khắc phục còi xương ở trẻ

Để khắc phục và hạn chế tình trạng còi xương ở trẻ các mẹ nên thực hiện các một số biện pháp dưới đây

  • Tăng cường vitamin D: Bằng cách cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn để cơ thể tổng hợp vitamin D tự nhiên. Ngoài ra, việc bổ sung thực phẩm như cá hồi, cá thu, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc bổ sung vitamin D vào chế độ ăn của trẻ cũng rất cần thiết.

nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-coi-xuong-o-tre-1

Bé tắm nắng

  • Bổ sung các chất cần thiết cho xương như canxiphốt pho: cảm bảo trẻ uống đủ sữa và tiêu thụ các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua. Bên cạnh đó, các mẹ hãy bổ sung thực phẩm như rau xanh, hải sản, hạt hạnh nhân, và các loại đậu vào chế độ ăn của trẻ.
  • Chăm sóc y tế kết hợp tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bé: Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sự phát triển của xương và phát hiện sớm các dấu hiệu còi xương. Tư vấn với chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một chế độ ăn cân đối, đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển xương của trẻ.

nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-coi-xuong-o-tre-2

Chăm sóc y tế cho bé

4. Kết luận

Còi xương ở trẻ là một vấn đề có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp phù hợp. Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục, cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển xương khỏe mạnh, đảm bảo sự phát triển toàn diện.

nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-coi-xuong-o-tre-3

Các mẹ cũng có thể sử dụng sữa chua sấy nhà YoBite như một bữa ăn nhẹ cho bé để đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Sữa chua sấy là một sản phẩm cung cấp lượng vitamin D3 cần thiết cho cơ thể. Cùng với kết cấu tan trong miệng, vitamin D3 trong sữa chua sấy sẽ giúp hỗ trợ sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương cũng như răng của bé nhỏ.