TÌM HIỂU VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là dưới 10 tuổi. Nếu không được phát hiện kịp thời, bé sẽ dễ mắc phải những triệu chứng gây khó chịu đến sức khỏe và tinh thần. Cùng YoBite tìm hiểu về bệnh tay chân miệng ở trẻ qua bài viết sau nhé!

1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ thường do các loại virus như Coxsackie và Enterovirus gây nên. Chúng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch từ người đã có mầm bệnh hoặc các vật dụng bị nhiễm virus từ trước.

tim-hieu-ve-benh-tay-chan-mieng-o-tre-1

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có nhiều triệu chứng

Trẻ em có tính tò mò với những thứ xung quanh, nên việc đưa tay vào miệng sau khi sờ các vật dụng là điều không thể tránh khỏi. Nếu như có vật dụng nhiễm virus hoặc tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh, virus có thể dễ dàng lây lan vào cơ thể trẻ và trở thành mầm bệnh.

Môi trường ẩm ướt cũng là điều kiện lý tưởng để những virus tăng khả năng lây lan trên cơ thể trẻ nhỏ. Mùa hè và mùa đông ở một số khu vực thường là thời điểm dễ xảy ra các triệu chứng không mong muốn này.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Triệu chứng đặc trưng của bệnh này là sự xuất hiện của các nốt ban đỏ trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và miệng. Những nốt ban này thường gây ngứa và đau, làm cho trẻ khó chịu và không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách thoải mái.

tim-hieu-ve-benh-tay-chan-mieng-o-tre-2

Các nốt đỏ khiến bé khó chịu

Viêm họng cũng là một triệu chứng thường gặp. Điều này khiến trẻ đau đớn, rát họng và và khó khăn trong việc nuốt thức ăn và nước uống, dẫn đến những hậu quả không mong muốn như chán ăn, bỏ bữa,…

tim-hieu-ve-benh-tay-chan-mieng-o-tre-3

Bé thường sốt, viêm họng

Sốt thường đi kèm với bệnh tay chân miệng, tuy nhiên mức độ sốt thường không cao. Trẻ có thể có cảm giác ấm lên, khó chịu và buồn ngủ. Việc sốt không cao này thường là biểu hiện của hệ miễn dịch đang hoạt động để đối phó với virus.

2. Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ

Vệ sinh tay thường xuyên

Mặc dù đây là phương pháp đơn giản, tuy nhiên cần được trẻ lặp đi lặp lại hàng ngày để phòng bệnh tay chân miệng. Việc vệ sinh tay đúng cách, rửa sạch cả lòng bàn tay, ngón tay và ngón cái giúp loại bỏ vi khuẩn và virus, giảm nguy cơ lây lan bệnh.

tim-hieu-ve-benh-tay-chan-mieng-o-tre-4

Hãy cho trẻ vệ sinh tay thường xuyên

Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh

Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh tay chân miệng, bé cần tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh. Bởi vì hệ miễn dịch của bé còn non yếu, nên việc hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc môi trường ẩm ướt sẽ giúp bé khỏe mạnh.

Vệ sinh môi trường sinh hoạt của trẻ

Để đảm bảo môi trường sinh hoạt của trẻ luôn sạch sẽ và an toàn, cha mẹ nên thường xuyên làm sạch đồ chơi và vật dụng mà trẻ thường tiếp xúc. Ngoài ra, việc giặt giũ áo quần thường xuyên sẽ giúp bé được thỏa sức vui chơi và tránh các vi khuẩn còn tồn đọng trên quần áo.

tim-hieu-ve-benh-tay-chan-mieng-o-tre-5

Hãy giặt áo quần thường xuyên

Ăn uống lành mạnh

Thức ăn giàu vitamin và khoáng chất giúp cơ thể trẻ phát triển mạnh mẽ và có khả năng đối phó tốt hơn với bệnh tay chân miệng. Giai đoạn chế biến thực phẩm cũng cần được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để bé được nhận đủ nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm.

tim-hieu-ve-benh-tay-chan-mieng-o-tre-6

Cho bé ăn đủ chất

3. Cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh tay chân miệng

Nghỉ ngơi là yếu tố quan trọng trong quá trình phục hồi. Cha mẹ hãy đảm bảo cho bé đủ thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để phục hồi từ bệnh tay chân miệng. Đồng thời, hạn chế cho bé vận động mạnh vì điều này khiến sức khỏe của trẻ không được đảm bảo.

tim-hieu-ve-benh-tay-chan-mieng-o-tre-7

Hãy để bé nghỉ ngơi nếu bé có dấu hiệu mệt

Trong thời gian trẻ mắc bệnh tay chân miệng, hệ tiêu hóa của trẻ có thể bị ảnh hưởng. Hãy cung cấp cho trẻ những loại thức ăn dễ tiêu hóa như súp, cháo, cơm nấu mềm hay sữa chua khô. Tránh các loại thức ăn cay, mặn, khó tiêu hóa để không làm gia tăng tình trạng khó chịu cho trẻ. Nếu trẻ đang trong giai đoạn bệnh, cha mẹ hãy khuyến khích bé uống thật nhiều nước. Nếu trẻ đang có tình trạng rát miệng, hãy đổi sang ống hút để bé dễ dàng hơn trong việc uống nước.

4. Tổng kết

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là một căn bệnh phổ biến. Ngoài việc nhận biết triệu chứng và cách phòng tránh, mẹ cũng cần cung cấp thức ăn lành mạnh, uống đủ nước để giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và đối phó tốt hơn với loại bệnh này.