3 PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM PHỔ BIẾN NHẤT DÀNH CHO TRẺ NHỎ

Bắt đầu cho bé yêu ăn dặm là một vấn đề không hề dễ dàng. Chắc hẳn nhiều mẹ đang băn khoản xem đâu là phương pháp ăn dặm phổ biến và phù hợp dành cho trẻ nhỏ. Đừng lo, hãy cùng YoBite giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết này nhé!

1. Khi nào trẻ có thể bắt đầu ăn dặm?

Bé đã có thể bắt đầu ăn dặm khi đạt 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, điều này còn tuỳ thuộc xem trẻ đã có những dấu hiệu phù hợp để ăn dặm hay chưa. Nếu bé ngồi ổn định, bắt đầu có sự tò mò hay bắt cầm, nắm, đặt thức ăn vào miệng đều thể hiện rằng trẻ đã sẵn sàng cho việc ăn dặm.

phuong-phap-an-dam-1

Trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn dặm

2. Top 3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất hiện nay

Phương pháp ăn dặm theo kiểu truyền thống

Phương pháp ăn dặm theo kiểu truyền thống rất dễ thực hiện cho cả phụ huynh và trẻ nhỏ. Mẹ chỉ cần chuẩn bị món ăn được nghiền nhuyễn mà không cần quá nhiều dụng cụ đặc biệt, và trẻ không gặp phải những rủi ro như nghẹn hay nuốt những thực phẩm cứng.

phuong-phap-an-dam-2

Phương pháp ăn dặm truyền thống khá phổ biến

Phương pháp này cho phép từ từ tăng dần độ dày của thức ăn từ lỏng đến đặc, giúp trẻ dần dần làm quen và phát triển kỹ năng ăn dặm. Mẹ hãy bắt đầu bằng bột loãng, sau đó đổi sang cháo rây, cháo nguyên hạt và cơm nát để trẻ làm quen với thực phẩm mới.

phuong-phap-an-dam-3

Hãy bắt đầu cho trẻ ăn bột loãng

Để bổ sung dinh dưỡng, mẹ có thể xay nhuyễn khoai tây, bí đỏ, cà rốt hoặc bông cải xanh để kích thích vị giác của bé yêu. Đối với trẻ từ 9 tháng tuổi trở đi, mẹ nên thêm các thực phẩm như thịt, trứng, cá, tôm, dầu, mỡ vào thực đơn để trẻ được phát triển toàn diện.

Phương pháp BLW (Baby-Led Weaning)

Thay vì cho trẻ ăn từ thức ăn nhuyễn, phương pháp BLW đề cao việc cung cấp các món ăn chế biến phù hợp với khả năng của trẻ, giúp trẻ phát triển kỹ năng tự ăn và khám phá khẩu vị của riêng mình.

phuong-phap-an-dam-4

Phương pháp BLW cũng được nhiều mẹ tin tưởng

Trẻ sẽ được tự tay cầm, nắm, và tự ăn. Điều này không chỉ phát triển kỹ năng nhai, vận động tay mà còn giúp trẻ trở nên độc lập hơn trong việc ăn uống. Phương pháp BLW còn khuyến khích trẻ ăn những món ăn chế biến tại nhà, giúp trẻ hòa nhập vào bữa ăn gia đình một cách tự nhiên.

phuong-phap-an-dam-5

Phương pháp BLW đề cao việc trẻ cầm nắm

Tuy nhiên, trẻ nhỏ có thể mắc nghẹn khi ăn những món ăn quá cứng. Do đó, phụ huynh hãy giám sát chặt chẽ và lựa chọn thức ăn phù hợp với kỹ năng nuốt của bé. Đồng thời, bố mẹ hãy để bé tự quyết định lượng thức ăn mà trẻ muốn thưởng thức và tránh tạo ra áp lực ăn uống.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thường bắt đầu bằng việc cho bé ăn cháo loãng được làm từ bột mì hoặc gạo, với tỷ lệ rây cháo là 1 phần bột và 10 phần nước. Thêm vào đó, bé cũng được thưởng thức rau và thịt nhưng được chế biến theo đúng độ thô mà bé có thể nhai được.

phuong-phap-an-dam-6

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là xu hướng gần đây

Phương pháp này cho phép bé ăn thức ăn thô sớm hơn khi rau quả được cắt nhỏ và thịt được chế biến thành dạng hỗn hợp hoặc miếng nhỏ dễ nhai. Đồng thời, bé nên được đặt ngồi trên ghế cao như người lớn, tạo thói quen và khích lệ bé phát triển tính tự lập.

phuong-phap-an-dam-7

Hãy lưu ý khi cho trẻ ăn dặm bằng phương pháp này

Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ ở giai đoạn này chưa đủ trưởng thành để điều chỉnh men tiêu hóa cho từng loại thực phẩm riêng biệt. Do đó, mẹ hãy phân bổ chính xác các nhóm thực phẩm như protein, carbohydratechất béo,… trong chế độ ăn để trẻ được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

3. Những điều mẹ lưu ý khi trẻ bắt đầu ăn dặm

Tiếp tục cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức

Sữa mẹ hoặc sữa bột vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong giai đoạn đầu. Đồng thời, trẻ sẽ không thể ăn quá nhiều thức ăn rắn trong một thời gian ngắn. Do đó, mẹ vẫn phải bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức để bé phát triển tốt nhất.

phuong-phap-an-dam-9

Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính

Hỗ trợ ăn dặm bằng ngũ cốc, sữa chua khô

Ngũ cốc, sữa chua khô đều là lựa chọn lý tưởng để hỗ trợ bé yêu trong việc ăn dặm. Ngũ cốc là nguồn thực phẩm giàu năng lượng và vitamin, chất khoáng. Với kết cấu mềm, tan trong miệng của viên sữa chua khô, bé yêu sẽ được kích thích vị giác và có thể thưởng thức bữa ăn chính ngon miệng hơn.

phuong-phap-an-dam-10

Sữa chua khô giàu Probiotics

Đừng ép bé ăn

Quá trình ăn dặm của bé cần được thực hiện theo tinh thần thoải mái và không ép buộc. Đồng thời, bé có thể không chịu ăn hoặc chỉ ăn ít ban đầu. Do đó, mẹ hãy kiên nhẫn, không nên thôi thúc bé ăn để trẻ có trải nghiệm tốt nhất với việc ăn dặm.