5 BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CHO BÉ MÙA TỰU TRƯỜNG

Mùa tựu trường là thời điểm trẻ cần đặc biệt chú ý về việc phòng tránh bệnh tay chân miệng, vì đây là một trong những bệnh thường gặp ở bé. Vậy mẹ đã biết cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ chưa? Cùng YoBite tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Hiểu về bệnh tay chân miệng

Những triệu chứng về tay chân miệng

Thời tiết nắng, mưa bất thường sẽ là cơ hội để vi khuẩn dễ dàng lây lan và phát triển. Trẻ nhỏ sẽ dễ gặp phải mụn đỏ, có bọt nước xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, hay quanh miệng khiến bé cảm thấy đau và khó chịu.

phong-benh-tay-chan-mieng-mua-tuu-truong-1

Bé thường gặp phải bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường đi kèm với sốt và trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, không có tinh thần chơi đùa như bình thường. Trẻ còn cảm thấy đau họng, nướu xuất hiện vết sưng và khó khăn khi nuốt thức ăn do viêm nhiễm ở vùng miệng.

Nguyên nhân xảy ra bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường do virus gây nhiễm, chủ yếu là các loại virus thuộc họ Enterovirus. Các loại virus này thường lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các chất nhiễm bẩn từ người nhiễm bệnh.

phong-benh-tay-chan-mieng-mua-tuu-truong-2

Nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc thân mật với người lạ

Các giọt nước bọt từ miệng hoặc các vết thương trên tay, chân từ người nhiễm bệnh là nguyên nhân trực tiếp khiến bé mắc phải bệnh này. Việc bé tiếp xúc bề mặt đồ chơi, bàn ghế hay đồ dùng hàng ngày là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến trẻ sốt, nổi đỏ khiến trẻ khó chịu.

2. 5 biện pháp phòng bệnh tay chân miệng cho bé

Hướng dẫn bé thường xuyên rửa tay và vệ sinh

Việc rửa tay sạch sẽ sau khi ăn, vui chơi sẽ giúp bé hạn chế gặp phải vi khuẩn lây lan. Để rửa tay một cách hiệu quả nhất, bé hãy lấy một lượng sửa rửa tay vừa đủ lên lòng bàn tay, xoa đều giữa hai bàn tay, bên trong lòng bàn tay, ngón tay và cả đốt ngón tay.

phong-benh-tay-chan-mieng-mua-tuu-truong-3

Rửa tay cho bé thường xuyên để phòng bệnh tay chân miệng

Sau đó, rửa bàn tay dưới vòi nước sạch. Cuối cùng, bé hãy lau khô bàn tay bằng khăn sạch hoặc dùng máy sấy tay. Đồng thời, hãy tránh cho bé đặt tay vào miệng, mắt mũi sau khi chơi đùa ngoài trời mà không rửa tay trước.

Tránh tiếp xúc với người bị bệnh

Trong mùa tựu trường để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ, mẹ nên đeo khẩu trang và mang theo nước rửa tay cho bé để hạn chế vi khuẩn phát triển sau khi tiếp xúc với thầy cô, bạn bè. Nếu về nhà bé có bất kỳ triệu chứng nào bất thường, hãy đưa bé đến khám và tìm ra giải pháp phù hợp.

phong-benh-tay-chan-mieng-mua-tuu-truong-4

Hãy nhắc nhở bé đeo khẩu trang để phòng bệnh tay chân miệng

Duy trì vệ sinh đồ dùng cá nhân và đồ chơi

Trẻ nhỏ thường phải tiếp xúc với đồ chơi, vì vậy bố mẹ nên vệ sinh đồ chơi hàng tuần để tránh gặp phải các loại virus. Ngoài ra, việc giặt, phơi quần áo của bé cũng là điều mà gia đình cần phải làm để trẻ nhỏ có thể vui chơi thoải mái mà không lo gặp phải bệnh tay chân miệng.

phong-benh-tay-chan-mieng-mua-tuu-truong-5

Mẹ hãy cùng bé sắp xếp, vệ sinh đồ chơi sau khi sử dụng

Với các trẻ sơ sinh, mẹ hãy rửa sạch bình sữa và núm vú sau khi bé ăn xong. Đồng thời, hãy chủ động tắm bé hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trên da trẻ nhỏ.

Tăng cường dinh dưỡng và sức khỏe cho bé

Trẻ nhỏ cần nhiều nguồn dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa để trẻ có đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, các loại trái cây giàu vitamin như cam, quýt, dâu sẽ là giải pháp để bé có khả năng chống lại vi khuẩn.

Các thực phẩm giàu đạm như thịt gà, cá hồi sẽ cung cấp protein để bé tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, sữa chua khô là nguồn giàu canxi và vitamin D, giúp bé vui khoẻ và có cơ hội học tập hiệu quả.

phong-benh-tay-chan-mieng-mua-tuu-truong-6

Sữa chua khô mang lại nhiều dinh dưỡng cho bé

Tăng cường vận động và giữ gìn môi trường sống sạch sẽ

Các bài tập vận động sẽ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện của trẻ nhỏ. Môn đá bóng, bơi lội hay nhảy dây sẽ cải thiện tình trạng tim mạch, tăng cường sức kháng và hệ miễn dịch của bé, đồng thời giúp bé phát triển về thể chất và tinh thần.

3. Kết luận

Người mẹ hãy quan sát những hành động, cử chỉ của trẻ trong mùa tựu trường vì đây là thời điểm bé tiếp xúc với nhiều người. Việc hướng dẫn bé rửa tay, giặt giũ áo quần, đồ chơi hay cung cấp thực phẩm dinh dưỡng sẽ giúp bé có đủ đề kháng để loại bỏ vi khuẩn.