Ăn dặm là một quá trình không thể thiếu trong sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, việc khi nào cho trẻ tập ăn dặm có thể là băn khoăn của nhiều mẹ. Vậy thì hãy cùng YoBite tìm ra thời điểm và khẩu phần ăn lý tưởng cho bé yêu qua bài viết này nhé!
1. Khi nào mẹ nên cho trẻ tập ăn dặm?
Khi bé đạt đủ khoảng 4-6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ đã có thể hấp thụ thực phẩm rắn. Bé từ 6 tháng tuổi đã có thể giữ đầu cổ vững chắc, nhìn theo các đồ vật và có khả năng nhai là những dấu hiệu lý tưởng để bắt đầu cho trẻ ăn dặm.
Trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn dặm
Phụ huynh hãy quan sát những hành động nhai của trẻ để nhận biết trẻ đã sẵn sàng cho việc ăn dặm hay chưa. Nếu bé có thể cử động hàm, mở rộng khuôn miệng, không tỏ ra phản ứng khi đặt thức ăn lên môi, đó là thời điểm để mẹ có thể cho trẻ tập ăn dặm.
2. Quy trình bắt đầu cho trẻ ăn dặm
Bước 1: Chuẩn bị thức ăn
Ba mẹ nên cho bé ăn dặm từ lỏng đến đặc. Hãy bắt đầu với bột loãng, sau đó đổi thành cháo rây, cháo nguyên hạt và cuối cùng là cơm nát. Mẹ cũng có thể bổ sung bột ngô, khoai tây, bí đỏ, cà rốt hoặc bông cải xanh đã được nghiền nhỏ để trẻ nhỏ dễ tiêu hoá.
Hãy chuẩn bị thực phẩm phù hợp để trẻ ăn dặm
Từ 9 – 11 tháng tuổi, bé cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm thức ăn, gồm gạo, thịt, trứng, cá, tôm, rau củ quả và dầu hoặc mỡ. Đồng thời, hãy bổ sung thêm các loại hạt đã được nghiền nhuyễn hoặc sữa chua khô để trẻ được cung cấp vitamin và các dưỡng chất khác.
Bước 2: Thời điểm cho bé ăn dặm
Thời điểm vàng để bé có thể ăn dặm là lúc bé không quá no hoặc quá đói. Những thời điểm lý tưởng thường là sau khi cho bé bú hoặc sau khoảng 1-2 tiếng khi bé thức dậy.
Mẹ hãy đồng hành cùng trẻ
Để trẻ có tư thế thoải mái nhất khi ăn, mẹ hãy đặt bé trên ghế cao để thuận tiện cho việc tự ăn. Đồng thời, hãy lau sạch tay và khuôn mặt của bé, đặt một tấm che dưới thân bé để để dễ dàng lau sạch sau khi trẻ ăn.
Bước 3: Bắt đầu ăn dặm
Để bắt đầu, mẹ hãy đặt muỗng hoặc thìa lên môi bé để làm quen. Hãy cho trẻ ăn một hoặc hai muỗng nhỏ mỗi lần và tăng dần số lượng thức ăn theo từng bữa. Bằng việc quan sát, mẹ có thể tìm ra loại thực phẩm bé ưa thích, từ đó đưa ra chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp với bé yêu.
Gia đình hãy động viên khi trẻ ăn dặm
Mẹ hãy cho trẻ bắt đầu từ 5 – 10ml thức ăn trong 1 – 3 bữa đầu tiên giúp bé quen với khẩu vị mới. Sau đó, tăng dần lượng ăn để cho dạ dày và hệ tiêu hóa của bé thích nghi và làm quen với thức ăn mới.
3. Trẻ nên ăn dặm mấy bữa một ngày?
Với trẻ từ 6-8 tháng tuổi, các bé nên được cho ăn dặm một bữa mỗi ngày. Bữa ăn này có thể bao gồm các loại thức ăn như cháo, bột hoặc thức ăn giàu chất đạm như đậu nành, thịt nạc, sữa chua khô hoặc trứng.
Sữa chua khô là thực phẩm phù hợp để trẻ tập ăn dặm
Trẻ từ 8 đến 10 tháng tuổi đã có thể tăng lên 2 bữa ăn dặm mỗi ngày. Ngoài bữa ăn chính, bạn có thể bổ sung thêm một bữa phụ như hoa quả, sữa chua sấy khô hoặc váng sữa.
Trẻ từ 10 tháng tuổi nên tham gia vào bữa ăn gia đình để kích thích sự tò mò của bé. Tại độ tuổi này, trẻ đã có thể ăn ba bữa ăn dặm mỗi ngày, bao gồm hai bữa ăn chính và một bữa phụ. Bữa phụ có thể bao gồm các loại thức ăn giàu chất xơ như rau quả, sữa chua khô hoặc các loại hạt giàu dinh dưỡng.
4. Các lưu ý quan trọng khi cho trẻ tập ăn dặm
Mẹ hãy cho bé ăn từ từ và đảm bảo bé có đủ thời gian để nhai và nuốt thức ăn. Điều này giúp bé thoải mới với quá trình ăn dặm và hạn chế nguy cơ nghẹn. Đồng thời, mẹ hãy hạn chế tái sử dụng thực phẩm không dùng hết từ bữa trước.
Mẹ hãy hạn chế thêm quá nhiều gia vị vào thức ăn
Theo khuyến nghị từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ dưới một tuổi không thể hấp thụ 1g muỗi mỗi ngày. Do đó, mẹ không nên nêm thêm các loại gia vị mặn vào thức ăn của trẻ.
Từ 1 tuổi trở lên, mẹ đã có thể thêm một ít muối hoặc mắm vào thức ăn của trẻ, tuy nhiên, cần chú ý để nêm nhạt. Tốt nhất là tập cho trẻ ăn nhạt từ khi còn nhỏ để đảm bảo sức khỏe và thói quen ăn uống lành mạnh trong tương lai.
5. Kết luận
Trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu làm quen với việc ăn dặm. Vì vậy, phụ huynh hãy lên thực đơn dinh dưỡng phù hợp với chế độ ăn dặm của trẻ nhỏ. Đồng thời, hãy kiên nhẫn và thường xuyên quan sát những hành động ăn để trẻ có được trải nghiệm tốt nhất khi ăn dặm.