5 NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG MẸ CẦN BIẾT KHI CHO BÉ ĂN DẶM

Khi bé đã sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm, việc cho bé ăn dặm đúng cách là một thách thức đối với hầu hết các bà mẹ. Hãy cùng YoBite tìm hiểu 5 nguyên tắc ăn dặm cho trẻ mà mẹ cần biết qua bài viết sau đây nhé!

1. Bắt đầu đúng thời điểm

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bé tròn 6 tháng tuổi đã có thể ăn dặm. Hệ tiêu hoá của bé lúc này đã phát triển đủ để tiếp nhận và tiêu hóa các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. 

Trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể ăn dặm

Phụ huynh cần quan sát kỹ những hành động nhai của trẻ để nhận biết liệu bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm hay chưa. Nếu bé có thể di chuyển hàm, mở rộng miệng và không có phản ứng tiêu cực khi đặt thức ăn lên môi, đó chính là thời điểm mà mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn dặm.

Nếu bé ăn dặm quá sớm, tức là trước 4 tháng tuổi, có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe của bé. Việc này có thể làm giảm lượng sữa mẹ mà bé tiêu thụ, làm giảm sức đề kháng của bé, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển.

Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm

Một lý do khác mà mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm là do các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng của bé chưa hoạt động phối hợp một cách mượt mà và phản xạ nuốt chưa được điều chỉnh. Do đó, nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm, bé có thể bị sặc, nghẹn.

2. Lựa chọn thực phẩm phù hợp với từng giai đoạn

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ nên bắt đầu với bột loãng để bé làm quen với kết cấu thức ăn. Một muỗng nhỏ hoặc đũa baby là lựa chọn tốt để bé có trải nghiệm ăn uống tốt nhất.

Khi bé đạt từ 7 đến 9 tháng tuổi, mẹ có thể chuyển sang thức ăn nghiền nhuyễn như cà rốt, bí đỏ, khoai lang để kích thích vị giác của bé. Đồng thời, thức ăn có cấu trúc dày hơn như bột ngũ cốc thêm một chút nước hoặc sữa cũng là một lựa chọn lý tưởng để bé thưởng thức.

Trẻ nên ăn thực phẩm có kết cấu lỏng đến đặc

Khi bé đã từ 9 đến 12 tháng tuổi, bé đã có khả năng nhai thức ăn tốt hơn. Mẹ có thể tăng cường độ dày và kết cấu của thức ăn bằng cách cắt thịt, cá hoặc rau củ quả thành lát nhỏ để bé tò mò và khám phá những thực phẩm mới.

3. Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng

Trong hành trình tập cho trẻ ăn dặm, mẹ hãy cung cấp đủ nhóm dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện. Trẻ cần được ăn các loại rau quả tươi, giàu chất xơvitamin. Để bé phát triển cơ bắp và hệ thần kinh, cung cấp cho bé các nguồn protein như thịt, cá, trứng và đậu.

Bé cần được cung cấp đủ nhóm dinh dưỡng

Sữa và sản phẩm từ sữa như sữa mẹ, sữa công thức, sữa chua, sữa chua khô và sữa đậu nành là những thực phẩm giàu canxi. Đặc biệt, tại thời điểm này trẻ không thể thiếu chất béo. Nguồn thực phẩm từ dầu cá, bơ, dầu oliu hay mỡ đều giàu chất béo để bé phát triển toàn diện.

4. Ăn từ ít đến nhiều

Nhiều mẹ thường muốn con tăng cân nhanh chóng nên thường có xu hướng cho bé ăn nhiều hơn cần thiết. Tuy nhiên, điều này là không chính xác. Bé cần được ăn một cách khoa học và hợp lý để đảm bảo sự phát triển và tiêu hóa của bé.

Mẹ hãy bắt đầu cho bé ăn bằng bột loãng

Ban đầu, mẹ có thể bắt đầu bằng việc cho bé thử 1-2 thìa bột loãng để bé làm quen. Sau đó, mẹ có thể tăng dần số lượng thức ăn lên 1/3 bát nhỏ, sau đó là nửa bát và tiếp tục tăng dần. Việc này sẽ giúp bé có thời gian thích nghi và hấp thụ tốt nhất.

5. Tạo môi trường ăn uống thoải mái

Trong quá trình cho bé ăn dặm, mẹ không nên ép bé ăn. Hành động này  có thể tạo ra áp lực và khó chịu cho bé, gây ra sự chống cự và từ chối thức ăn. Thay vào đó, mẹ nên tạo ra một không gian ăn uống thoải mái và tự nhiên, nơi mà bé có thể khám phá và tương tác với thức ăn theo cách riêng của mình. Đồng thời, cha mẹ nên đồng hành cùng trẻ trong lúc ăn để bé cảm thấy an toàn và được quan tâm. 

Bé cũng cần không gian thoải mái để ăn

 

XEM THÊM: