NHỮNG THỰC PHẨM KHÔNG NÊN CHO TRẺ ĂN

Ngoài các món ăn đầy bổ dưỡng, có nhiều thực phẩm không nên cho trẻ ăn bởi không chứa nhiều dinh dưỡng mà có thể cha mẹ chưa hay biết. Cùng YoBite tìm hiểu ngay nhé!

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn đối với trẻ

Chế độ ăn đúng đóng vai trò cung cấp cho trẻ những chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển cơ thể. Khi cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chức, chức năng não bộ và hệ miễn dịch của bé được tăng cường, và giúp bé duy trì mức năng lượng cho hoạt động hàng ngày.

nhung-thuc-pham-cha-me-khong-nen-cho-tre-an-1

Chế độ ăn hợp lý giúp trẻ phát triển toàn diện

Quy tắc cơ bản về chế độ ăn đúng cho trẻ là đảm bảo đa dạng thực phẩm và cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Trẻ cần được tiếp cận với loạt các thực phẩm chứa vitamin và khoáng chấtchất xơ  chất béo cần thiết để phát triển.

Ngoài ra, quản lý chế độ ăn uống không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn giúp bé xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ, tạo nền tảng cho một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.

2. Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn

Thực phẩm chứa chất bảo quản và phẩm màu nhân tạo

Chất bảo quản được sử dụng để kéo dài thời gian bảo quản của thực phẩm. Tuy nhiên, một số chất bảo quản có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như dị ứng, viêm đại tràng, và ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và sức khỏe toàn diện cho bé.

Phẩm màu nhân tạo thường được sử dụng để làm cho thực phẩm có màu sắc hấp dẫn hơn và hỗ trợ việc bảo quản. Mặc dù vậy, nhiều loại phẩm màu nhân tạo có thể gây dị ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu.

Thực phẩm có đường và chất béo cao

Lượng đường cao có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như tăng đường trong máu, tăng cân, hay bệnh răng. Chất béo cao, đặc biệt là chất béo bão hòa và trans fat, có thể góp phần vào tăng cân, tăng mức cholesterol xấu, và gây ra các vấn đề tim mạch trẻ nhỏ.

nhung-thuc-pham-cha-me-khong-nen-cho-tre-an-3

Không nên cho trẻ tiêu thụ quá nhiều đường

Các loại thực phẩm có đường cao bao gồm đồ ngọt như kẹo, nước ngọt có đường, bánh ngọt, hoặc kem Thực phẩm có chất béo cao thường là thực phẩm chế biến sẵn như đồ chiên, thức ăn nhanh, và đồ ăn chiên xào.

Thực phẩm dễ gây dị ứng

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ phản ứng quá mức các chất trong thực phẩm. Khi trẻ bị dị ứng sẽ xảy ra các triệu chứng như viêm da, ngứa ngáy, sưng môi, mệt mỏi, buồn nôn hoặc thậm chí khó thở.

nhung-thuc-pham-cha-me-khong-nen-cho-tre-an-4

Dị ứng thực phẩm mang đến nhiều tác hại

Dị ứng thực phẩm cũng có thể gây ra tình trạng lo lắng và sự cản trở trong việc tận hưởng các bữa ăn của trẻ. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cần tránh cho trẻ có thể bao gồm các loại hạt, đậu, hải sản, trứng, lúa mì, đồ hữu cơ và các chất bảo quản.

3. Lời khuyên về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ

Quy tắc chung về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ

Hãy đảm bảo rằng trẻ được tiếp cận các nhóm thực phẩm khác nhau như rau củ, trái cây, ngũ cốc, proteinsữa chua khô và chất béo lành mạnh. Điều này giúp đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ.

nhung-thuc-pham-cha-me-khong-nen-cho-tre-an-5

Hãy kiểm soát khẩu phần ăn của bé

Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ tiêu thụ các loại thực phẩm có đường và chất béo cao. Thay vào đó, phụ huynh nên tập trung cung cấp rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua khô để bé duy trì cân nặng lý tưởng.

Cách tạo một môi trường ăn uống lành mạnh và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ

Bố mẹ sẽ là người làm gương cho trẻ bằng cách ăn uống lành mạnh và thực hiện các quy tắc dinh dưỡng. Trẻ sẽ học hỏi từ môi trường xung quanh và có xu hướng nhận biết và học hỏi theo những thói quen tốt từ người lớn.

nhung-thuc-pham-cha-me-khong-nen-cho-tre-an-6

Bố mẹ nên làm gương cho bé

Mỗi trẻ là cá nhân riêng biệt và có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Để đảm bảo rằng trẻ nhận được chế độ ăn phù hợp, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có thể đưa ra hướng dẫn cụ thể dựa trên nhu cầu và tình trạng sức khỏe của trẻ.

4. Kết luận

Để trẻ phát triển toàn diện, bố mẹ phải cân nhắc kỹ lưỡng để có thể chọn ra thực đơn hàng ngày cho bé nhỏ. Những thực phẩm chứa chất bảo quản, phẩm màu nhân tạo hay thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo có hại không nên đưa vào chế độ ăn uống cho trẻ quá thường xuyên.

Bố mẹ hãy dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc, và cùng trẻ tham gia các hoạt động thể chất để duy trì sức khoẻ tổng thể. Phụ huynh có thể nhờ đến các chuyên gia để biết những thực phẩm phù hợp với thể trạng sức khoẻ của bé nhỏ.