CÁCH GIÚP TRẺ TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG VÀ HỆ MIỄN DỊCH

Để bé được phát triển toàn diện thì việc tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch đều phải đặt lên hàng đầu. Cùng YoBite tìm hiểu những phương pháp sau đây nhé!

1. Tầm quan trọng của sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ

Sức đề kháng là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và vi sinh vật gây hại khác. Hệ miễn dịch đảm nhận vai trò quan trọng trong việc nhận biết và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.

tang-cuong-suc-de-khang-va-he-mien-dich-1

Sức đề kháng rất quan trọng đối với

Hệ miễn dịch của trẻ còn đang phát triển, do đó việc đảm bảo sự tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Sức đề kháng cũng giúp trẻ phục hồi nhanh chóng sau khi bị ốm và giảm thiểu tác động của các bệnh nhiễm trùng, tiêu hóa hay hô hấp.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ

Quản lý chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đa dạng giúp trẻ tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chấtchất chống oxy hóa, chất đạm, chất béo và carbohydrate. Ngoài ra, việc cung cấp cho trẻ thực đơn mới lạ còn giúp trẻ phát triển khẩu vị.

tang-cuong-suc-de-khang-va-he-mien-dich-2

Bố mẹ hãy lên kế hoạch để quản lý chế độ ăn uống

Sữa chua khô với 10 tỷ lợi khuẩProbiotics giúp hệ miễn dịch, hệ tiêu hoá được duy trì ổn định và tăng cường sức đề kháng cơ thể. Trái cây như cam, quýt, kiwi hay rau bắp cải, rau cải đều cung cấp lượng vitamin C, vitamin A và các chất chống oxy hóa giúp đẩy lùi những mầm bệnh.

Đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng

Việc tạo môi trường ngủ tốt gồm gồm tạo điều kiện yên tĩnh trong phòng ngủ, che kín ánh sáng, tắt đèn sẽ giảm các tác nhân gây hại đến sức khoẻ của bé. Một phòng ngủ có nhiệt độ phù hợp và đủ thông gió cũng tốt cho sức khỏe bé nhỏ.

tang-cuong-suc-de-khang-va-he-mien-dich-3

Trẻ nhỏ cần ngủ đúng giờ

Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ cũng là điều cần thiết. Để thực hiện điều này, bố mẹ hãy lập lịch trình ngủ cố định. Điều này giúp cơ thể và hệ miễn dịch của trẻ điều chỉnh và có nhiều năng lượng cho ngày mới.

Thực hiện hoạt động thể chất và tập luyện

Tập thể dục giúp trẻ nhỏ cải thiện lưu thông máu. Nếu tập luyện đều đặn, hệ miễn dịch của trẻ sẽ vận chuyển tốt chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể, từ đó tăng khả năng phòng chống vi khuẩn và viêm nhiễm.

tang-cuong-suc-de-khang-va-he-mien-dich-4

Có nhiều hoạt động thể thao cho bé trải nghiệm

Các hoạt động phù hợp cho bé bao gồm chạy, nhảy dây, đá bóng, bơi lội, đi xe đạp, bóng rổ,… Ngoài ra, yoga và thể dục nhẹ cũng có thể được thực hiện để giữ cho trẻ linh hoạt và nâng cao sức khỏe.

Bảo vệ trẻ khỏi các nguồn ô nhiễm và vi khuẩn

Để bảo vệ trẻ khỏi các nguồn ô nhiễm và vi khuẩn, bố mẹ hãy khuyên trẻ nhỏ duy trì vệ sinh cá nhân. Hãy khuyến khích trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với các vật phẩm. Phụ huynh cũng nên sử dụng nước sạch để rửa hoa quả, rau củ và đồ ăn.

tang-cuong-suc-de-khang-va-he-mien-dich-5

Bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa

Ngoài ra, mẹ cũng cần đảm bảo vệ sinh xung quanh ngôi nhà. Hãy dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, đồ đạc một cách thường xuyên để tránh vi khuẩn phát triển. Bố cũng không nên tiếp xúc với thuốc lá để không gian trong nhà luôn thoáng mát và lành mạnh.

3. Lối sống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch

Lối sống lành mạnh không chỉ giúp trẻ phát triển một cơ thể khỏe mạnh, mà còn giúp bé phòng ngừa bệnh tật và ứng phó tốt với các tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh.

Ngoài những phương pháp trên, bố mẹ cũng nên quản lý cảm xúc trẻ nhỏ. Thay vì áp lực trẻ thì phụ huynh nên tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động giải trí hoặc tham gia hoạt động ngoại khoá để giảm stress và tăng cường trạng thái tinh thần tích cực.

tang-cuong-suc-de-khang-va-he-mien-dich-6

Trẻ cũng cần được quan tâm cảm xúc

Đồng thời, hãy giáo dục trẻ về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và tư duy tiết kiệm tài nguyên. Bé có thể tham gia vào các hoạt động đơn giản như tái chế, tiết kiệm nước, phân loại rác, từ đó tạo nên môi trường sạch sẽ và tránh xa các nguyên nhân gây bệnh.

4. Kết luận

Từ việc cung cấp dinh dưỡng đa dạng và giàu chất dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn, đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng, đến việc duy trì vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, tất cả đều góp phần vào việc tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ. Bố mẹ hãy động viên trẻ thực hiện các phương pháp trên để bé được phát triển toàn diện.