Những thói quen đầu đời tác động rất lớn đến sức đề kháng và sự phát triển của trẻ nhỏ. Chính vì vậy ba mẹ hãy cùng YoBite khám phá top 7 thói quen tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh qua bài viết bên dưới nhé!
1. Tiêm phòng bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Tiêm phòng là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ sơ sinh. Việc tiêm các loại vaccine đều đặn theo lịch tiêm phòng giúp trẻ phòng tránh nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhờ vậy, bé mới có cơ hội được phát triển khỏe mạnh sau này.
Trẻ em cần tiêm phòng đầy đủ
2. Luôn chọn quần áo phù hợp với bé
Các trẻ nhỏ rất dễ bị cảm nếu không được mặc những bộ quần áo phù hợp. Gia đình hãy chọn những quần áo mềm mại, thoáng khí và đặc biệt không gây kích ứng cho da và vừa vặn với cân nặng hiện tại của bé. Tránh mặc quá nhiều lớp quần áo để bé bị nóng hoặc khó thở.
Hãy chọn cho trẻ những bộ áo quần thoáng mát
3. Nuôi con bằng sữa mẹ trong những năm đầu
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyên rằng các con nên được duy trì bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời, sau đó tiếp tục kết hợp bú sữa và ăn dặm cho đến khi con 2 tuổi.
Nên cho bé uống sữa mẹ khi còn nhỏ
Sữa mẹ không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn chứa nhiều kháng thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ và giảm nguy cơ mắc bệnh. Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng bú sữa mẹ giúp bé nhanh phát triển, đồng thời giúp trẻ có chỉ số IQ cao hơn.
4. Hướng dẫn bé rửa tay và vệ sinh cá nhân
Thói quen vệ sinh cá nhân nên được gia đình rèn luyện từ sớm để trẻ tránh những vi khuẩn gây bệnh. Mẹ hãy chỉ bé rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước ấm, đảm bảo bé rửa đều cả lòng bàn tay, giữa các ngón tay và dưới móng tay.
Bé nên vệ sinh cá nhân thường xuyên
Với các bé mới chào đời, việc thay tã thường xuyên sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Khi bé lớn hơn một chút, hãy hướng dẫn bé cách vệ sinh cơ bản, như lau sạch sau khi đi vệ sinh và cách tắm, rửa sao cho an toàn.
5. Thiết lập thói quen ngủ tốt cho bé
Trẻ sơ sinh phải đảm bảo được ngủ từ 16 đến 20 tiếng một ngày. Khi bé ngủ đủ giấc, cơ thể bé được nghỉ ngơi và phục hồi sau những hoạt động hàng ngày. Điều này giúp bé phát triển thể chất một cách toàn diện, giúp xương và cơ bắp của bé phát triển mạnh mẽ.
Hãy đảm bảo giấc ngủ của trẻ
Trong quá trình ngủ, cơ thể bé tiết ra hormone tăng trưởng giúp bé phát triển chiều cao và cân nặng. Đồng thời, giấc ngủ ngon là lúc hệ miễn dịch của bé hoạt động mạnh mẽ nhất. Việc tạo ra giấc ngủ ngon còn giúp bé phát triển trí thông minh và tư duy tốt hơn.
6. Ăn uống đa dạng các món ăn
Ăn uống đa dạng và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng trong món ăn không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng ăn dặm mà còn nhận được cung cấp đủ dinh dưỡng để phát triển sức khỏe.
Bé nên được cung cấp nguồn protein - là dinh dưỡng cần thiết để xây dựng cơ bắp và phục hồi tế bào trong cơ thể. Trẻ nhỏ cần được cung cấp protein từ các nguồn như sữa mẹ, sữa công thức, thịt, cá, đậu hũ, sữa chua khô và các loại hạt.
Ăn đa dạng thực phẩm giúp bé phát triển toàn diện
Carbohydrate là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, vì vậy hãy cung cấp cho bé các món ăn được chế biến từ gạo, bột mì, ngô, và từ các loại rau, củ, và trái cây. Hãy thêm chất béo lành mạnh vào các bữa ăn để tăng cường sự phát triển của cơ thể.
Vitamin, khoáng chất và chất xơ đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của các bé. Bố mẹ hãy cung cấp đủ vitamin A, C, D, E, khoáng chất như sắt, canxi, kẽm, và iod vào thực đơn ăn dặm để bé có một cơ thể khỏe mạnh.
7. Tăng cường tham gia các hoạt động thể chất
Bé nên tạo thói quen tham gia các hoạt động thể thao từ sớm để phát triển cơ bắp và xương sau này. Thông qua các bài tập, bé sẽ tự tin, linh hoạt và thích nghi với môi trường xung quanh một cách dễ dàng hơn. Các bài tập còn tạo điều kiện cho bé có lối sống lành mạnh và tích cực.
Viết bình luận
Bình luận