BÍ QUYẾT GIỮ CHO HỆ TIÊU HOÁ TRONG THAI KỲ ỔN ĐỊNH

Cung cấp đủ dinh dưỡng trong giai đoạn thai kỳ là yếu tố giúp mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh, phát triển tốt. Vậy mẹ đã biết những mẹo bỏ túi giúp giữ cho hệ tiêu hóa trong thai kỳ ổn định chưa? Cùng YoBite tham khảo bài viết sau nhé!

1. Những thay đổi ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá trong thai kỳ

Sự thay đổi về hormone

Trong giai đoạn thai kỳ, lượng estrogen và progesterone tăng lên đáng kể. Estrogen là hormone giúp duy trì hoạt động niêm mạc tử cung, nên việc gia tăng lượng estrogen sẽ khiến dạ dày trở nên dày hơn, khiến mẹ bầu có cảm giác chua chát và buồn nôn.

suc-khoe-he-tieu-hoa-khi-mang-thai-1

Hormone thay đổi thất thường trong giai đoạn thai kỳ

Progesterone có tác dụng ngăn chặn các cơn co thắt tử cung, giúp tử cung mẹ bầu luôn đóng kín. Đây còn là loại hormone ngăn ngừa đẻ non, giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh. Tuy nhiên, nếu lượng progesterone quá thấp sẽ khiến niêm mạc tử cung không phát triển, gây tăng áp bất thường, sảy thai, lưu thai.

Sự giãn nở của tử cung

Sự giãn nở của tử cung không chỉ tạo áp lực lên dạ dày, khiến mẹ hay gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày mà còn tác động đến ruột. Mẹ sẽ trải qua nhiều triệu chứng như táo bón, khó tiêu trong thai kỳ, khiến việc đi lại và sinh hoạt vô cùng khó khăn.

suc-khoe-he-tieu-hoa-khi-mang-thai-2

Tử cung của mẹ sẽ giãn nở khi mang thai

Tăng cường hấp thụ dưỡng chất

Khi mang thai, mẹ phải cần nạp nhiều dinh dưỡng để thai nhi phát triển khoẻ mạnh. Mẹ vẫn cần phải lên thực đơn ăn uống đủ 5 nhóm dinh dưỡng như sau:

  • Nhóm tinh bột và ngũ cốc: bánh mì, granola, cơm,…
  • Nhóm hoa quả, trái cây, rau củ, trái cây tươi
  • Nhóm thực phẩm giàu đạm: thịt, trứng, cá, hải sản, đậu phộng,…
  • Sữa và sản phẩm từ sữa: sữa, phô mai, sữa chua, sữa chua khô,…

suc-khoe-he-tieu-hoa-khi-mang-thai-3

Sữa chua khô phù hợp cho mẹ mang thai

Tuy nhiên, trong giai đoạn thai kỳ, có một số dưỡng chất mẹ cần phải hấp thụ nhiều hơn thông thường:

  • Acid folic: hay còn gọi là vitamin B9, đây là dưỡng chất giúp mẹ phòng tránh tình trạng dị tật ống thần kinh. Mẹ nên nạp ít nhất 600mg acid folic mỗi ngày
  • Chất sắt: giúp tạo hồng cầu, chuyển hoá đến các cơ quan và tế bào trong cơ thể mẹ. Mẹ bầu nên nạp gấp 2 lần lượng acid folic so với phụ nữ thông thường.
  • Canxi và vitamin D: canxi giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho bé sau này, và vitamin D cho bé một thị lực tốt cùng làn da hồng hào. Để bổ sung canxi và vitamin D, mẹ có thể ăn sữa chua khô, súp lơ, cá hồi,…

suc-khoe-he-tieu-hoa-khi-mang-thai-4

Sữa chua khô giàu chất xơ, canxi và vitamin D

2. Bí quyết duy trì hệ tiêu hoá khoẻ mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh

Ngoài việc hấp thu dinh dưỡng tốt cho bé, mẹ không thể thiếu các thực phẩm giàu chất xơ. Việc cung cấp chất xơ sẽ giúp mẹ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, cũng như tránh khỏi việc táo bón, tiêu chảy. Cơ thể đủ chất xơ sẽ giúp mẹ điều hoà máu tốt hơn, và có một hệ tiêu hoá ổn định.

suc-khoe-he-tieu-hoa-khi-mang-thai-5

Thực phẩm giàu chất xơ giúp mẹ tránh táo bón

Mẹ nên thêm rau xanh như cải bẹ xanh, rau cải xanh để cung cấp vitamin và khoáng chất. Với trái cây, mẹ nên chọn quả mọng như cam, lựu. Sữa chua khô sẽ là sự lựa chọn lý tưởng khi đây là thực phẩm mẹ có thể ăn snack, và cung cấp 2 tỷ lợi khuẩn Probiotics, giúp hệ tiêu hoá trong thai kỳ được ổn định.

Uống đủ nước

Nước là yếu tố quan trọng để mẹ dễ dàng tiêu hoá và hấp thụ các dưỡng chất. Khi mang thai, mẹ cũng phải vận động nhiều hơn đáng kể, nên cần nhiều nước hơn thông thường để có lưu lượng máu cao hơn và hoạt động hiệu quả hơn.

3. Chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ

Thường xuyên theo dõi sự thay đổi

Trong thai kỳ, cơ thể của mẹ bầu trải qua nhiều biến đổi. Việc theo dõi sự thay đổi là cách để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi. Sự thay đổi này bao gồm cả sự biến đổi về hệ tiêu hóa, tâm lý và nhiều khía cạnh khác. Vì vậy, mẹ bầu hãy thường xuyên đi khám để biết được tình trạng sức khoẻ của mình.

suc-khoe-he-tieu-hoa-khi-mang-thai-6

Mẹ hãy thường xuyên gặp bác sĩ để theo dõi sức khoẻ

Chăm sóc toàn diện

Ngoài việc đảm bảo ăn uống đủ chất, mẹ bầu có thể tham gia các bài tập vận động nhẹ nhàng, hay đọc sách để có một tinh thần tốt. Một tinh thần lạc quan và thoải mái sẽ giúp bạn luôn giữ được tâm trạng vui vẻ. Yoga hoặc thiền cũng là phương pháp tuyệt vời để bạn giảm căng thẳng trong giai đoạn này.

4. Cách giải quyết tình trạng buồn nôn, táo bón thai kỳ

Buồn nôn khi mang thai thường xảy ra khi dạ dày trống rỗng. Để giảm cảm giác buồn nôn, mẹ hãy ăn nhỏ và thường xuyên hơn, khoảng mỗi 2-3 giờ một lần. Điều này giúp duy trì mức đường huyết ổn định và tránh cảm giác đói quá lớn gây buồn nôn.

Đồng thời, mẹ nên tránh thực phẩm có mùi mạnh, gây kích thích như gia vị, cà phê và thức ăn chiên rán. Những món ăn này có thể kích thích dạ dày và làm tăng cảm giác buồn nôn. Việc sử dụng hương liệu tự nhiên như bạc hà, chanh, gừng cũng có thể giúp mẹ giảm cảm giác buồn nôn.