LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG HẤP THU DINH DƯỠNG CHO TRẺ?

Trong giai đoạn đầu đời, trẻ nhỏ cần được bổ sung đủ dưỡng chất để có thể phát triển một cách toàn diện. Vậy bằng cách nào để tăng hấp thu dinh dưỡng cho trẻ? Cùng YoBite tham khảo bài viết dưới nhé!

1. Đảm bảo chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng

Một chế độ ăn uống đúng và đủ sẽ tối ưu hoá khả năng hấp thu dinh dưỡng cho trẻ. Các bé cần được cung cấp đủ nhóm chất như chất bột đường (ngũ cốc, hạt,…), nhóm chất béo (mỡ, bơ,…), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng,…) và nhóm vitamin và khoáng chất (trái cây, sữa chua khô,…).

tang-hap-thu-dinh-duong-cho-tre-1

Trẻ cần ăn đủ nhóm thực phẩm

2. Chế độ ăn uống giàu chất xơ

Chất xơ là chìa khóa giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá hiệu quả và cân bằng vi sinh đường ruột cho các bé. Vậy nên trong các thực đơn gia đình phải có rau xanh tươi, các loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt hay sữa chua, sữa chua khô để các bé nhận đủ nguồn dinh dưỡng.

tang-hap-thu-dinh-duong-cho-tre-2

Chất xơ tốt cho sức khỏe của bé

3. Bổ sung vi chất và khoáng chất

Các vitamin và khoáng chất có rất nhiều công dụng đối với trẻ nhỏ, như giúp bé phát triển xương chắc khỏe, tăng cường trao đổi chất, duy trì hoạt động cơ quan hiệu quả và phối hợp với nhiều chất khác để thực hiện chức năng cơ thể.

tang-hap-thu-dinh-duong-cho-tre-3

Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất giúp tăng hấp thu dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ cần những vitamin và khoáng chất cơ bản sau:

  • Vitamin A: Hỗ trợ sự phát triển của hệ thị giác, làm chắc răng và xương, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Vitamin C: Hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cơ thể hấp thu sắt, tăng cường sức đề kháng.
  • Vitamin D: Hỗ trợ hấp thu canxi, xương chắc khỏe, tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Vitamin B12: Tăng cường chức năng thần kinh, hỗ trợ sản xuất tế bào máu.

tang-hap-thu-dinh-duong-cho-tre-4

Nhiều thực phẩm giàu vitamin giúp tăng hấp thu dinh dưỡng cho trẻ

  • Chất sắt: Hỗ trợ sản xuất hồng cầu, duy trì sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
  • Canxi: Xây dựng xương và răng, hỗ trợ sự phát triển cơ bắp và chức năng thần kinh.
  • Kẽm: Hỗ trợ chức năng miễn dịch, tăng cường quá trình phân giải thức ăn.

4. Hạn chế đồ ăn nhanh và đồ ngọt

Nếu không kiểm soát lượng thức ăn nhanh tiêu thụ, trẻ em rất dễ tăng cân và gây thừa cân, dẫn đến béo phì. Đồ ngọt thường chứa nhiều đường gây mòn men răng, hỏng răng và nguy cơ sâu răng. Đồng thời, chúng còn gây nên nhiều triệu chứng khác như táo bón, ảnh hưởng hệ tiêu hoá,…

tang-hap-thu-dinh-duong-cho-tre-5

Hãy hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt

Để hạn chế đồ ăn ngọt, hãy tạo thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ cho các bé. Hãy luôn thay đổi thực đơn ăn uống và tăng cường các bữa ăn phụ, thức ăn lành mạnh để các bé không còn thèm các đồ ăn nhanh.

Các món ăn nhanh mà dinh dưỡng có thể kể đến là ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua khô, sữa chua, sữa đậu nành,… Đặc biệt, sữa chua khô là lựa chọn lý tưởng cho các bà mẹ muốn trẻ được bổ sung dinh dưỡng.

Sữa chua khô YoBite giàu chất xơ và probiotics, điều này kích thích vị giác của các trẻ, khiến các món ăn trở nên ngon mắt hơn. Với kết cấu mềm, tan ngay trong miệng và có đa dạng hương vị, đây sẽ là món ăn khoái khẩu với các bé từ 6 tháng tuổi trở đi.

tang-hap-thu-dinh-duong-cho-tre-6

Bổ sung sữa chua khô để tăng hấp thu dinh dưỡng cho trẻ

5. Thường xuyên theo dõi quá trình phát triển của trẻ

Trẻ nhỏ ở các độ tuổi khác nhau cần có những thực đơn dinh dưỡng khác nhau nên bậc phụ huynh hãy theo dõi quá trình bé lớn lên. Với giai đoạn từ 6 tháng đến 1 tuổi, hãy cho bé ăn dặm với các món ăn có kết cấu mềm như cháo, sữa chua khô, rau củ nghiền nhuyễn.

tang-hap-thu-dinh-duong-cho-tre-7

Trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể ăn dặm

Các bé từ 1 tuổi trở đi đã có thể ăn các nhóm thực phẩm đa dạng và cân bằng, tuy nhiên cần bổ sung nhiều thức ăn giàu chất xơ và vi chất, khoáng chất cho các bé.

6. Tổng kết

Để tăng hấp thu dinh dưỡng cho trẻ, bậc phụ huynh phải theo dõi tình trạng phát triển của bé, sau đó đưa ra thực đơn hàng ngày sao cho đúng và đủ chất. Đồng thời, trẻ nhỏ phải hạn chế ăn thức ăn nhanh để có thể lớn lên một cách khỏe mạnh.