MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI MẸ CHO BÉ ĂN DẶM

Việc cho bé ăn dặm chưa bao giờ là một vấn đề đơn giản với các bậc phụ huynh. Ngay sau đây, hãy cùng YoBite giải đáp những thắc mắc thường gặp khi ba mẹ cho bé ăn dặm nhé!

1. Tại sao ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của bé?

Trong giai đoạn ăn dặm, bé được phát triển kỹ năng ăn uống. Bé sẽ được học cách cầm muỗng, nắm thức ăn, nhai nhỏ và nuốt. Quá trình này không chỉ giúp bé phát triển cơ miệng mà giúp trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ.

cau-hoi-thuong-gap-khi-be-an-dam-1

Trẻ 6 tháng tuổi đã có thể ăn dặm

Giai đoạn ăn dặm cung cấp cho bé những dưỡng chất khác ngoài sữa mẹ và sữa công thức. Các nhóm thực phẩm proteincanxichất béovitamin và khoáng chất là những yếu tố cần thiết giúp trẻ nhỏ tăng cường hệ tiêu hoá, hệ miễn dịch, phát triển xương và não bộ.

2. Bắt đầu ăn dặm lúc nào là phù hợp?

Tầm quan trọng của thời điểm bắt đầu ăn dặm

Thời điểm bắt đầu ăn dặm là quan trọng vì nó đánh dấu bước ngoặt từ việc cung cấp sữa mẹ hoặc công thức dinh dưỡng sang việc bổ sung thức ăn rắn cho bé. Đây còn là giai đoạn trẻ bắt đầu khám phá những hương vị mới và phát triển khả năng nhai, nuốt thức ăn.

cau-hoi-thuong-gap-khi-be-an-dam-2

Mẹ hãy theo dõi sự lớn lên của trẻ

Dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn dặm

Mỗi trẻ có sự phát triển và khả năng hấp thụ dinh dưỡng khác nhau nên mẹ phải xem những dấu hiệu cho việc trẻ sẵn sàng cho việc ăn dặm hay chưa. Nếu bé đã có thể đứng vững, tò mò về thức ăn và có thể kiểm soát cơ hàm thì bé đã đủ điều kiện để ăn dặm.

cau-hoi-thuong-gap-khi-be-an-dam-3

Có nhiều dấu hiệu cho thấy trẻ có thể ăn dặm

3. Bé cần ăn những loại thực phẩm nào khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm?

Khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm, bé nên bắt đầu với bột loãng, cháo loãng, khoai tây nghiền nhuyễn hoặc bí đỏ nghiền. Những thực phẩm này giúp bé hòa nhập với thế giới thực phẩm mới một cách dễ dàng hơn. Trẻ từ 6 tháng tuổi cũng có thể ăn viên sữa chua khô đầy dinh dưỡng.

cau-hoi-thuong-gap-khi-be-an-dam-4

Bé từ 6 tháng tuổi đã có thể thưởng thức sữa chua khô

Sau khi bé đã làm quen với thực phẩm lỏng, hãy mở rộng những loại trái cây như chuối, lê, táo hoặc lựu. Ở độ tuổi này, bé có thể nhai những lát mỏng hoặc cắt nhỏ để có trải nghiệm ăn uống tốt nhất. Ngoài ra, bắp cải, bí xanh, cà rốt cung cấp cho bé những hương vị và chất dinh dưỡng mới.

cau-hoi-thuong-gap-khi-be-an-dam-5

Có thể cho bé trải nghiệm trái cây tươi

Trẻ từ 9-11 tháng tuổi đã có thể bắt đầu làm quen với thực phẩm rắn như thịt gà, cá hồi, thịt bò hay thịt lợn. Tuy nhiên, mẹ hãy đảm bảo thực phẩm này được chế biến ít gia vị, chín tới và thái nhỏ để bé tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn.

4. Nên cho bé ăn dặm thức ăn tự nấu hay thức ăn chế biến sẵn?

Một số loại thức ăn chế biến sẵn tiết kiệm thời gian và cũng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng. Tuy nhiên, trẻ nhỏ không nên hấp thụ quá nhiều lượng đường và muối. Các thực phẩm chế biến thường chứa hàm lượng gia vị cao, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

cau-hoi-thuong-gap-khi-be-an-dam-6

Khuyến khích mẹ nấu thức ăn cho trẻ

Trong khi đó, thức ăn tự nấu cho phép bạn kiểm soát chất lượng và chọn lựa nguyên liệu tốt nhất cho bé. Tuy rằng phương pháp này tốn nhiều thời gian, việc duy trì thói quen tự nấu thực phẩm giúp trẻ làm quen với hương vị một cách dễ dàng.

5. Bé có thể ăn các loại thực phẩm như hạnh nhân, đậu phộng hay trứng không?

Hạnh nhân hay đậu phộng đều là một nguồn cung cấp chất béo lành mạnh và chất xơ. Tuy nhiên, một số trẻ nhỏ có nguy cơ dị ứng nếu ăn loại thực phẩm này. Do đó, mẹ hãy cân nhắc cho trẻ ăn hạnh nhân, đậu phộng và theo dõi phản ứng của trẻ khi ăn thực phẩm này.

cau-hoi-thuong-gap-khi-be-an-dam-7

Trẻ có thể gặp dị ứng khi ăn trứng

Trứng là một nguồn cung cấp protein cao, chất béo lành mạnh và các vitamin và khoáng chất quan trọng. Tuy nhiên, trứng cũng có thể gây dị ứng ở một số trẻ nhỏ. Để đảm bảo sự an toàn, mẹ có thể cho trẻ ăn thử phần nhỏ lòng đỏ trứng và quan sát theo dõi phản ứng của bé.

6. Khi nào nên bổ sung canxi và sắt cho bé ăn dặm?

Tầm quan trọng của canxi và sắt trong sự phát triển của bé

Canxi và sắt là những khoáng chất trẻ không thể bỏ qua khi bổ sung dinh dưỡng. Canxi hỗ trợ xương và răng chắc khỏe, đồng thời giúp dây chằng và hệ thần kinh của bé hoạt động ổn định. Sắt giúp cung cấp oxy cho các tế bào và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ.

Cách bổ sung canxi và sắt cho bé một cách an toàn và hiệu quả

Sữa và sản phẩm sữa như sữa chua, sữa đậu nành, sữa chua khô đều là thực phẩm giàu canxi. Ngoài ra, rau xanh như bông cải xanh, rau cải bó xôi và cải xoăn cũng là nguồn canxi tốt.

cau-hoi-thuong-gap-khi-be-an-dam-9

Sữa chua khô giàu canxi cho trẻ

Mẹ có thể bổ sung sắt cho bé bằng cách cho bé ăn các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gà, cá, gan và lòng đỏ trứng. Các loại ngũ cốc chứa sắt như yến mạch, lúa mạch và bột sắt cũng là những lựa chọn lý tưởng cho trẻ thưởng thức.