TRẺ BỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
- Người viết: Ngọc lúc
- YoBite Healthy
- - 0 Bình luận
Giai đoạn sơ sinh là giai đoạn đường ruột, hệ miễn dịch của bé còn yếu nên viêm đường ruột là tình trạng rất dễ gặp phải. Nếu mẹ cần biết những nguyên nhân và cách phòng tránh của bệnh này, hãy cùng YoBite tham khảo bài viết sau đây nhé!
1. Tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ
Nhiễm khuẩn đường ruột thường xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ, đặc biệt với các bé dưới 5 tuổi. Trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng bao gồm, tiêu chảy, đau bụng và nôn mửa, khiến sức khỏe của bé không ổn định.
Đường ruột bé còn yếu nên dễ mắc bệnh
Trẻ em thường tò mò với mọi thứ xung quanh và có thói quen đưa tay vào miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Ngoài ra, việc vệ sinh và rửa tay không đúng cách có thể dẫn đến vi khuẩn và virus lây lan, khiến bé gặp phải những hậu quả không lường trước.
2. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ
Vi khuẩn và vi rút gây nhiễm khuẩn
Một số loại vi khuẩn phổ biến gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ bao gồm E. coli, Salmonella và Rotavirus. Vi khuẩn E. coli có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy và đau bụng ở trẻ nhỏ.
Salmonella cũng là nguyên nhân của nhiễm khuẩn thường gặp ở các bé và có thể lây lan qua thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Rotavirus là một loại vi rút chủ yếu gây tiêu chảy cấp tính ở trẻ nhỏ.
Lây truyền qua thực phẩm và nước uống
Không chỉ lây lan qua đường tay chân miệng, virus còn lây lan qua thực phẩm và nước uống bị nhiễm khuẩn. Điều này thường xảy ra khi các bé ăn phải thực phẩm chưa được chế biến đúng cách hoặc ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
3. Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ
Tiêu chảy và nôn mửa
Tiêu chảy và nôn mửa là những dấu hiệu thường gặp của triệu chứng này. Bé thường trải qua tình trạng tiêu chảy, thường đi kèm với phân lỏng. Nôn mửa cũng thường xảy ra và có thể gây mất nước và chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể của trẻ nhỏ.
Bé thường tiêu chảy, nôn mửa
Buồn bực, mệt mỏi và khó chịu
Nếu gặp phải tình trạng này, bé sẽ thể hiện sự khó chịu, chán nản trong việc ăn uống. Trẻ nhỏ sẽ trở nên buồn bực, không tham gia các hoạt động thường ngày. Sự mệt mỏi cũng là một triệu chứng thường thấy khi bé mặc phải triệu chứng nhiễm khuẩn này.
4. Cách phòng tránh nhiễm khuẩn đường ruột cho trẻ
Rửa tay thường xuyên
Trẻ nhỏ nên được học thói quen rửa tay thường xuyên từ nhỏ để ngăn ngừa khỏi những vi khuẩn và bụi bẩn bám trên ngón tay. Hãy tập cho bé rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước ấm ít nhất trong móng tay, và rửa sạch cả lòng bàn tay, ngón tay và cả dưới móng tay.
Hãy cho trẻ tập rửa tay thường xuyên
Đảm bảo thực phẩm an toàn
Việc cung cấp thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một cách để bé có đủ sức đề kháng để chống lại vi khuẩn. Mẹ cần phải rửa rau quả, thịt, cá trước khi sử dụng. Đồng thời, đảm bảo ăn chín, uống sôi và không để thức ăn dư thừa để tránh sự phát triển của vi khuẩn.
Hãy đảm bảo bé ăn chín, uống sôi
Uống nước sôi sạch
Ngoài việc đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, bé cũng cần được uống nguồn nước sạch hoặc nước đã được đun sôi. Một cốc nước ấm vào buổi sáng cũng là cách để giúp để cơ thể trẻ nhỏ được giải độc cơ thể và cải thiện hệ tiêu hoá.
Hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm khuẩn
Nếu có người trong gia đình hoặc xung quanh trẻ đang bị nhiễm khuẩn đường ruột, hạn hạn chế cho bé tiếp xúc với họ. Vi khuẩn và vi rút có thể lây lan qua sự tiếp xúc, vì vậy việc giữ khoảng cách an toàn với người bệnh có thể giúp bé tránh khỏi những triệu chứng không mong muốn.
Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng cho bé
Một hệ miễn dịch mạnh mẽ có thể giúp trẻ chống lại nhiễm khuẩn đường ruột. Để bé nhận đủ dinh dưỡng, ba mẹ nên cho bé ăn các loại trái cây tươi như cam, quýt, kiwi để nhận đủ vitamin và chất xơ, giúp tăng cường khả năng đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé.
Sữa chua khô giàu Probiotics
Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa chua khô và phô mai là nguồn cung cấp canxi và lợi khuẩn Probiotics, giúp hệ miễn dịch của bé được củng cố và bảo vệ trước khỏi những vi khuẩn xâm nhập.
5. Tổng kết
Hiểu về tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ và cách phòng tránh có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của các bé. Bằng cách thực hiện những biện pháp đơn giản như đảm bảo vệ sinh cá nhân, chế độ ăn uống sạch sẽ và tiêm chủng đầy đủ, cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và tránh xa nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột.
Viết bình luận
Bình luận