TẠI SAO BỊ CHẢY MÁU CAM? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Ở TRẺ

TẠI SAO BỊ CHẢY MÁU CAM? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Ở TRẺ

Trẻ bị chảy máu cam là hiện tượng không hiếm gặp. Tuy nhiên nhiều ba mẹ cảm thấy bối rối. Để hiểu hơn về nguyên nhân và cách phòng ngừa, ba mẹ đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé! 

1. Chảy máu cam ở trẻ là gì? 

Chảy máu cam hay chảy máu mũi là tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi ra bên ngoài mũi trước hoặc chảy xuống họng. Mũi là bộ phận rất dễ bị tổn thương bởi nó chứa nhiều mạch máu nhỏ nằm sát bề mặt niêm mạc mũi. Máu cam chỉ chảy trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó sẽ tự ngưng chảy. Đây là tình trạng này thường gặp ở các bé 2-3 tuổi.

tre-bi-chay-mau-cam-1Trẻ bị chảy máu cam 

2. Nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ

Chế độ dinh dưỡng: Việc mất cân bằng dinh dưỡng, trẻ chỉ ăn thịt mà không bổ sung chất xơ từ rau xanh khiến cho dinh dưỡng không đủ dẫn đến cách mạch máu bị tổn thương và gây ra tình trạng trẻ bị chảy máu cam. 

Thói quen xấu: Trẻ ngoáy mũi sâu, véo mũi, dụi mũi mạnh có thể làm đứt các mạch máu nhỏ trong mũi. Hoặc trẻ bị va chạm vào mũi trong quá trình vui chơi, chạy nhảy, gãi, cào, nhét dị vật vào mũi cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam. 

Môi trường: Trẻ bị chảy máu cam do thời tiết hanh khô, sử dụng máy lạnh quá lâu hoặc dùng máy sưởi trong thời gian dài khiến mạch máu mũi bị vỡ, gây chảy máu. 

Bệnh: Trẻ mắc một số bệnh lý như giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, suy tủy xương, sốt, ho, viêm mũi, hay các bệnh về máu khác có thể làm máu mũi chảy nhiều hơn. 

tre-bi-chay-mau-cam-2Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam 

3. Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam 

Chảy máu mũi ở trẻ không gây những biến chứng nghiêm trọng. Khi trẻ bị chảy máu cam mẹ có thể xử lý theo các bước sau:

  • Cho bé ngồi hoặc đứng, người hướng về phía trước để máu chảy ra mũi trước. Lưu ý không cho bé nằm hoặc ngửa đầu ra sau vì có thể làm máu chảy ngược vào trong, bé dễ nuốt phải và dẫn đến nôn ói. 
  • Mẹ dùng ngón tay ấn vào phần giữa mũi trong 5 phút hoặc nhét bông gòn vào khoang mũi đang chảy máu rồi ấn. 
  • Mẹ có thể chườm khăn ướt lên trán hoặc ngay sống mũi bé. Việc này giúp các mạch máu co lại và làm chậm quá trình chảy máu.

4. Cách phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ 

Để phòng ngừa trẻ bị chảy máu cam, ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra để có biện pháp phòng ngừa phù hợp: 

  • Không cho trẻ ngoáy mũi, dụi mũi, hoặc nhét vật lạ vào trong mũi nếu bé bị chảy máu cam do chấn thương, dị vật. 
  • Vào thời tiết nắng nóng, mẹ cho bé uống đủ nước và ăn nhiều trái cây giàu vitamin C, rau quả tươi như cà chua, củ cải, dưa hấu, cam, quýt… Tuyệt đối không cho bé ăn các đồ chiên, cay nóng. 
  • Giữ ẩm cho mũi bằng cách xịt hoặc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra có thể sử dụng gel hoặc kem vaseline bôi vào phần trước vách ngăn mũi để tránh tình trạng niêm mạc mũi bị tổn thương. 
  • Không nên cho trẻ ngồi quá lâu trong phòng điều hòa. Nếu nhà có máy điều hòa, mẹ nên đặt một chậu nước nhỏ để cấp ẩm cho không khí trong phòng. 
  • Chú ý thông gió cho nhà cửa. Vào mùa đông, thường xuyên mở cửa sổ để duy trì độ ẩm trong nhà. Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm nếu không khí trong nhà quá khô. 
  • Nếu trẻ thường xuyên bị chảy máu cam, ba mẹ nếu dự trữ thuốc mỡ trong nhà để bôi cho bé hàng ngày giúp giữ ẩm cho niêm mạc mũi. 

tre-bi-chay-mau-cam-3Cách phòng ngừa trẻ bị chảy máu cam 

5. Kết luận 

Vừa rồi là những thông tin về trẻ bị chảy máu cam. Hy vọng, qua bài viết YoBite chia sẻ,  ba mẹ sẽ biết được các nguyên nhân cũng như là cách phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ một cách tốt nhất. 

XEM THÊM: 

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận