LỰA CHỌN THỰC PHẨM KHI ĂN DẶM ĐỂ TRÁNH NGUY CƠ DỊ ỨNG CHO BÉ
- Người viết: Ngọc lúc
- YoBite Kids
- - 0 Bình luận
Giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm là thời kỳ thú vị nhưng gây không ít khó khăn cho phụ huynh vì bé sẽ rất dễ gặp phải dị ứng. Cùng YoBite tìm hiểu các loại thực phẩm tránh cho bé khi tập ăn dặm nhé!
1. Sữa bò
Không phải bé nào cũng có thể tiếp nhận và hấp thu dinh dưỡng từ sữa bò. Dị ứng đạm sữa bò là tình trạng mà hệ miễn dịch của cơ thể trẻ nhận nhầm protein trong sữa là độc hại, từ đó sản sinh kháng thể IgE để chống lại các protein này, gây ra các triệu chứng dị ứng.
Thông thường, các bé dị ứng sữa bò thường có da xuất hiện vết đỏ, mẩn ngứa, khó thở hoặc có đờm trong họng hoặc mũi. Trẻ rất có thể quấy khóc kéo dài vì đau bụng do dị ứng sữa, hay xảy ra tình trạng tiêu chảy, phân lỏng hoặc có máu.
Bé có thể gặp dị ứng khi uống sữa bò
Loại dị ứng này thường xảy ra với các bé từ 0-3 tuổi. Đối với các bé dưới 12 tháng tuổi, hãy tránh hoàn toàn sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò nếu có thể. Đồng thời, hãy kiểm soát thực phẩm mẹ ăn hoặc uống trước khi cho bé bú để tránh nguy cơ bé bị dị ứng đạm sữa.
2. Trứng
Ai cũng có thể dị ứng với trứng, và trẻ em không phải là đối tượng ngoại lệ. Giai đoạn dị ứng này thường diễn ra rất sớm, tại thời điểm mà các bé có độ tuổi khoảng từ 6-15 tháng tuổi và lần đầu tiếp xúc với trứng.
Trẻ sẽ gặp phải triệu chứng ngứa, phát ban, nổi mày đay, chảy nước mũi hay ngứa miệng. Nếu tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn, các triệu chứng có thể bao gồm khó thở, hạ huyết áp và các biểu hiện phản vệ khác.
Một số trẻ có thể bị dị ứng khi ăn trứng
Không nên đưa trứng vào chế độ ăn dặm của bé quá sớm. Chờ đến khi bé đủ 6 tháng tuổi hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ trước khi bắt đầu cung cấp thức ăn mới chứa trứng.
Thay vì cung cấp toàn bộ quả trứng, gia đình có thể cho bé bắt đầu ăn một ít lòng đó trứng. Ba mẹ cũng không nên cho trứng vào chế độ ăn dặm quá sớm, ít nhất là để bé hơn 6 tháng tuổi và hãy đưa bé đến gặp bác sĩ gấp nếu có triệu chứng bất thường.
3. Các loại hạt
Dị ứng đậu phộng ở bé thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các protein có trong hạt đậu phộng. Các protein này được gọi là haptens, và chúng khiến cơ thể sản xuất các kháng thể để chống lại chúng.
Trẻ nhỏ không nên ăn nhiều đậu phộng
Khi lần tiếp xúc với đậu phộng nhiều lần, miễn dịch cơ thể sẽ phản ứng, gây ra các triệu chứng dị ứng. Khi xảy ra dị ứng, bé sẽ ngứa ngáy, chảy nước mũi, ho và hắt hơi, sưng mí mắt, tiêu chảy, chóng mặt. Để bắt đầu ăn dặm, bé có thể ăn hạt chia, yến mạch, hay gạo lứt,...
4. Hải sản và cá nguyên con
Một số loại hải sản chứa nhiều protein, vì vậy khi tiếp xúc, cơ thể bé sẽ phản ứng mạnh với lượng dồi dào protein. Nếu bé tiếp xúc quá nhiều lần, hệ miễn dịch của bé sẽ bị suy giảm, bị suyễn, phát ban, các loại viêm da và phát ban trên các vùng da.
Một số bé dị ứng với hải sản
Một số loại hải sản bé có thể dị ứng như: tôm, cua, cá, mực, hàu, bạch tuộc,... Nếu chỉ dị ứng ở mức độ nhẹ, các dấu hiệu chỉ kéo dài một vài tiếng. Với các tình trạng nặng hơn, bé dễ bị sốc phản vệ và phải gặp bác sĩ nếu không được phát hiện sớm.
5. Thực phẩm chứa phẩm màu, chất tạo vị
Một số gia đình nghĩ việc thêm gia vị có thể làm món ăn ngon, hay chất phẩm màu giúp món ăn thêm hấp dẫn. Nhưng các món ăn này rất dễ gây nên các phản ứng như dị ứng da, ngứa ngáy, hoặc thậm chí tiêu chảy, táo bón.
Không nên sử dụng chất tạo màu, tạo vị cho món ăn của bé
Do đó, bố mẹ không nên cho quá nhiều đường, muối hay các chất phẩm màu vào quá trình chế biến món ăn. Thay vào đó, mẹ hãy dùng các loại rau củ để tạo chất phẩm màu và sử dụng nước hầm xương để món cháo trở nên hấp dẫn hơn.
6. Thực phẩm có hàm lượng đường cao
Các thực phẩm có hàm lượng đường cao, như đồ ngọt, bánh kẹo, và nước ngọt, cũng có thể gây ra dị ứng cho bé. Đường có thể gây ra tình trạng tăng đường huyết, tác động đến hệ tiêu hóa và làm suy yếu hệ miễn dịch của bé, dẫn đến nguy cơ dị ứng.
Mẹ nên cho trẻ ăn snack dinh dưỡng như granola
Chính vì vậy, bố mẹ nên cho bé ăn snack với các thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, sữa chua khô, sữa chua hay granola để bé vui vẻ, khỏe mạnh mà không gặp phải tình trạng ho, sốt bất thường.
7. Thực phẩm có gluten
Gluten là một loại protein có trong lúa mì. Đối với các bé dị ứng hoặc bệnh celiac, gluten có thể gây ra phản ứng miễn dịch, và tạo nên các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy hay thậm chí dị ứng da.
8. Thực phẩm có hàm lượng muối cao
Việc các bé hấp thu quá nhiều muối trong món ăn dẫn đến tăng huyết áp, tim mạch và hệ thống tuần hoàn bị ảnh hưởng. Dị ứng muối thường không phổ biến, nhưng cũng kèm theo các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, khó thở, khiến các bé bị ảnh hưởng bởi sức khỏe.
Ăn quá nhiều muối khiến bé dễ bị buồn nôn
Do đó các thực phẩm cho các bé ăn không nên thêm quá nhiều muối, và hãy thay đổi các thực đơn ăn uống hàng ngày để bé có thể thưởng thức nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Viết bình luận
Bình luận